Theo đó, nội dung của Nghị định 43 có nhiều điểm mới, tạo hành lang pháp lý để ngăn chặn nhãn mác chưa rõ ràng, gây hiểu lầm đối với người tiêu dùng.
Vi phạm về nhãn hàng hóa khá phổ biến
Gia nhập WTO, cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều đến các nước. Ngược lại, thị trường nội địa, hàng hóa từ các nước vào Việt Nam cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đó là chỉ “nhìn hình, đoán chữ” hoặc “nhìn bao bì, đoán nội dung” và mò mẫm học cách sử dụng vì các nhà nhập khẩu dịch các thông tin từ tiếng nước ngoài và được dán chồng lên nhãn chính với kích thước và phông chữ không thể nhỏ hơn. Với cách làm này, người tiêu dùng rất khó có thể xác định được thật, giả và đúng quy định hay chưa.
Chị Nguyễn Bạch Mai (quận Phú Nhuận, TPHCM), cho biết gần đây hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam khá nhiều, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, nhưng cái khó là chị không thể đọc được phần nhãn phụ dán trên bao bì vì chữ quá nhỏ, còn phần hướng dẫn sử dụng chỉ dịch rất sơ sài. Do sử dụng tiếng Anh không tốt nên mỗi khi sử dụng, chị Mai đều phải nhờ người thân đọc và dịch, thậm chí là ghi lại trên một miếng giấy khác, tốn khá nhiều thời gian.
Khảo sát của phóng viên Báo SGGP tại gian hàng chuyên bán hàng Thái Lan ở một siêu thị tại quận 2, cho thấy hầu hết các mặt hàng thực phẩm công nghệ như bún khô, nước tương, tương hạt, gạo, bánh kẹo các loại… không được dán nhãn phụ đi kèm. Tương tự, tại các gian hàng bán mỹ phẩm ở một số chợ loại 1 của TPHCM cũng không thực hiện việc dán nhãn hàng hóa theo quy định.
Trên thực tế, số vụ vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, ở mọi lúc, mọi nơi. Theo báo cáo công tác quản lý thị trường (QLTT) tuần thứ 25-2017 của Chi cục QLTT TPHCM, chỉ riêng các mặt hàng không có nhãn, hàng hóa có nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc, hàng hóa có nhãn ghi không đúng với thực tế, không đúng sự thật… chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng số các vụ vi phạm, điển hình như măng tươi, bắp hạt khô, nem, bò viên; ở nhóm các mặt hàng nhập khẩu có silicon bóng vỏ, hóa chất công nghiệp, rượu chai…
Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), quy định dán nhãn hàng hóa các loại hàng hóa phải được ghi nhãn đầy đủ, có xuất xứ để xác minh những thông tin cần thiết và có cơ sở để xử lý khi có các khiếu kiện từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn nhiều DN chưa thực hiện đúng, đủ các quy định. Nhiều đối tượng cố tình không dán nhãn hoặc nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, nơi sản xuất, nhập khẩu… Đây cũng là chiêu thức của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhằm “qua mặt” các cơ quan chức năng và “đánh lừa” người mua. Nguy hiểm hơn, hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến ở mặt hàng thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Bổ sung thêm các quy định, làm rõ khái niệm
Trước thực tế này, Chính phủ đã đưa Nghị định 43/2017/NĐ-CP vào áp dụng thay thế cho Nghị định 89/2006/NĐ-CP trước đó. Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 43/2017 đã bổ sung những điểm mới, khắc phục nhiều tồn tại, bất cập để phù hợp hơn với sự phát triển của thị trường hàng hóa.
Nghị định 43/2017 về nhãn hàng hóa, quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như: bất động sản; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng…
Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung, gồm: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Cụ thể, với nhóm hàng hóa là lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang), thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có); đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm: định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…
Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nhãn phụ cũng được sử dụng với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời, phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Một số khái niệm mới cũng được đưa vào nghị định và làm rõ như: Thông số kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định giá trị sử dụng hoặc có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe người sử dụng, môi trường, quá trình được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa đó… Nghị định 43 cũng bổ sung khái niệm “hạn dùng” với ý nghĩa tương tự “hạn sử dụng”. Quy định về kích thước nhãn và chữ số được định lượng rõ ràng, không quy định chung chung, định tính “nhận biết dễ dàng bằng mắt thường” như quy định cũ.
Cũng theo nghị định mới, nhãn hàng hóa phải được thể hiện ở vị trí dễ nhận biết; nhãn hàng hóa, kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
Riêng với nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa được sản xuất, in ấn trước ngày 1-6-2017 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 1-6-2019.
Nhiều chuyên gia hy vọng, nghị định mới bổ sung thêm nhiều quy định sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng “ma trận” về nhãn hàng hoá, gây nhầm lẫn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, để nghị định đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cao nhất, rất cần sự vào cuộc của người tiêu dùng, bằng cách đọc kỹ nhãn, mác của các loại sản phẩm. Nếu phát hiện nhãn hàng hóa ghi sai quy định hoặc ghi không đúng bản chất của sản phẩm thì gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Vi phạm về nhãn hàng hóa khá phổ biến
Gia nhập WTO, cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều đến các nước. Ngược lại, thị trường nội địa, hàng hóa từ các nước vào Việt Nam cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đó là chỉ “nhìn hình, đoán chữ” hoặc “nhìn bao bì, đoán nội dung” và mò mẫm học cách sử dụng vì các nhà nhập khẩu dịch các thông tin từ tiếng nước ngoài và được dán chồng lên nhãn chính với kích thước và phông chữ không thể nhỏ hơn. Với cách làm này, người tiêu dùng rất khó có thể xác định được thật, giả và đúng quy định hay chưa.
Chị Nguyễn Bạch Mai (quận Phú Nhuận, TPHCM), cho biết gần đây hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam khá nhiều, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, nhưng cái khó là chị không thể đọc được phần nhãn phụ dán trên bao bì vì chữ quá nhỏ, còn phần hướng dẫn sử dụng chỉ dịch rất sơ sài. Do sử dụng tiếng Anh không tốt nên mỗi khi sử dụng, chị Mai đều phải nhờ người thân đọc và dịch, thậm chí là ghi lại trên một miếng giấy khác, tốn khá nhiều thời gian.
Khảo sát của phóng viên Báo SGGP tại gian hàng chuyên bán hàng Thái Lan ở một siêu thị tại quận 2, cho thấy hầu hết các mặt hàng thực phẩm công nghệ như bún khô, nước tương, tương hạt, gạo, bánh kẹo các loại… không được dán nhãn phụ đi kèm. Tương tự, tại các gian hàng bán mỹ phẩm ở một số chợ loại 1 của TPHCM cũng không thực hiện việc dán nhãn hàng hóa theo quy định.
Trên thực tế, số vụ vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, ở mọi lúc, mọi nơi. Theo báo cáo công tác quản lý thị trường (QLTT) tuần thứ 25-2017 của Chi cục QLTT TPHCM, chỉ riêng các mặt hàng không có nhãn, hàng hóa có nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc, hàng hóa có nhãn ghi không đúng với thực tế, không đúng sự thật… chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng số các vụ vi phạm, điển hình như măng tươi, bắp hạt khô, nem, bò viên; ở nhóm các mặt hàng nhập khẩu có silicon bóng vỏ, hóa chất công nghiệp, rượu chai…
Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), quy định dán nhãn hàng hóa các loại hàng hóa phải được ghi nhãn đầy đủ, có xuất xứ để xác minh những thông tin cần thiết và có cơ sở để xử lý khi có các khiếu kiện từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn nhiều DN chưa thực hiện đúng, đủ các quy định. Nhiều đối tượng cố tình không dán nhãn hoặc nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, nơi sản xuất, nhập khẩu… Đây cũng là chiêu thức của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhằm “qua mặt” các cơ quan chức năng và “đánh lừa” người mua. Nguy hiểm hơn, hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến ở mặt hàng thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Bổ sung thêm các quy định, làm rõ khái niệm
Trước thực tế này, Chính phủ đã đưa Nghị định 43/2017/NĐ-CP vào áp dụng thay thế cho Nghị định 89/2006/NĐ-CP trước đó. Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 43/2017 đã bổ sung những điểm mới, khắc phục nhiều tồn tại, bất cập để phù hợp hơn với sự phát triển của thị trường hàng hóa.
Nghị định 43/2017 về nhãn hàng hóa, quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như: bất động sản; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng…
Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung, gồm: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Cụ thể, với nhóm hàng hóa là lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang), thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có); đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm: định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…
Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nhãn phụ cũng được sử dụng với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời, phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Một số khái niệm mới cũng được đưa vào nghị định và làm rõ như: Thông số kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định giá trị sử dụng hoặc có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe người sử dụng, môi trường, quá trình được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa đó… Nghị định 43 cũng bổ sung khái niệm “hạn dùng” với ý nghĩa tương tự “hạn sử dụng”. Quy định về kích thước nhãn và chữ số được định lượng rõ ràng, không quy định chung chung, định tính “nhận biết dễ dàng bằng mắt thường” như quy định cũ.
Cũng theo nghị định mới, nhãn hàng hóa phải được thể hiện ở vị trí dễ nhận biết; nhãn hàng hóa, kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
Riêng với nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa được sản xuất, in ấn trước ngày 1-6-2017 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 1-6-2019.
Nhiều chuyên gia hy vọng, nghị định mới bổ sung thêm nhiều quy định sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng “ma trận” về nhãn hàng hoá, gây nhầm lẫn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, để nghị định đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cao nhất, rất cần sự vào cuộc của người tiêu dùng, bằng cách đọc kỹ nhãn, mác của các loại sản phẩm. Nếu phát hiện nhãn hàng hóa ghi sai quy định hoặc ghi không đúng bản chất của sản phẩm thì gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.