Sau sự kiện nhật thực toàn phần vào ngày 24-10-1995, rất đông khách du lịch trong lẫn ngoài nước đến chiêm ngưỡng, Mũi Né như “nàng công chúa ngủ trong rừng” bừng tỉnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều dự án du lịch đã được triển khai với tốc độ nhanh chóng, biến vùng đất hoang vu này trở thành “thủ đô resort”, “thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam. Thế nhưng mới đây quay lại Mũi Né, làng chài vẫn nằm đó nhưng thu hẹp hơn, ô nhiễm hơn, sắc thái thì phai nhạt dần…
Ký ức miền đất hoang sơ
Chúng tôi đến làng chài Mũi Né vào buổi sáng sớm, khi không khí còn hơi sương. Gác chân lên đầu mũi thuyền, đôi tay thoăn thoắt đan tấm lưới bị rách sau chuyến đi biển, lão ngư Lê Văn Bảy (74 tuổi), người gắn bó với làng chài Mũi Né đã hơn 50 năm, nói: “Hơn 20 năm trước, Mũi Né vốn là dải đất hiền hòa, dân cư thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề chài lưới dọc bãi biển”. Nói về nguồn gốc cái tên Mũi Né, ông Bảy cho biết, xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển, còn “Né” có nghĩa là để né tránh. Theo một truyền thuyết khác thì tên gọi này xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm tên là công chúa Chuột. Năm 16 tuổi, công chúa bị mắc bệnh nan y nên đã cho xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm, lấy biệt danh là Nà Né. Lâu dần, người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né, “Né” là tên của công chúa Út, còn “Mũi” là mũi đất đưa ra biển.
Nhớ về thời kỳ trước năm 1995, ông Bảy bảo, khi đó Mũi Né nghèo nhưng đẹp và rất yên bình: “Ngày ấy, người dân trong vùng chủ yếu đi lại trên những con đường cát phủ mờ, đi đâu cũng nhìn thấy dừa, dừa bao kín cả làng chài. Hồi đó, đường từ Mũi Né ra Phan Thiết chỉ có hơn 20 cây số nhưng người dân trong vùng phải mất gần một ngày đi trên chiếc xe than vận tốc vài cây số một giờ mới tới nơi”. Thấy ông Bảy nói chuyện với người lạ, bà Lê Thị Tính, một người dân làng chài, năm nay 66 tuổi, chạy lại góp chuyện. Bà kể, có lẽ Mũi Né sẽ vẫn mãi chỉ vậy nếu không có sự kiện nhật thực toàn phần năm 2015. “Tôi còn nhớ như in, vào hôm đó cả làng chài bất ngờ rộn ràng hẳn lên khi có hàng trăm người ồ ạt kéo về. Khắp làng không hiểu có chuyện gì cho đến khi biết được chỗ mình đang ở là nơi quan sát nhật thực rõ nhất”, bà Tính kể.
Nhật thực qua đi, nhưng Mũi Né với những đồi cát trắng đỏ, những bãi biển trải dài như thảm lụa, những rặng dừa xanh ngát, biển xanh rộng sóng xô miên man… đã kịp “chạy” vào ống kính của nhà khoa học, du khách khắp nơi trong và ngoài nước. Chỉ một thời gian ngắn, vùng đất hoang sơ trở nên sầm uất với hệ thống resort, nhà hàng, khách sạn. Chính từ đây, do việc quy hoạch hạn chế, du lịch Mũi Né như một đứa trẻ đang dậy thì mà tấm áo mới may đã nhanh chóng trở nên chật chội, dần bộc lộ hạn chế.
Những nỗi niềm
Chỉ tay về khu resort nằm sát làng chài, ông Bảy cho biết, những bãi biển đẹp nhất của Mũi Né giờ đã bị nhà hàng, resort vây kín, người dân không còn lối đi xuống bãi biển để được đầm mình trên chính bãi tắm quê nhà. Đáng nói hơn, trong hệ thống resort ở Mũi Né, số lượng các resort có xây hệ thống xử lý nước thải rất hạn chế, đa phần là thải xuống hầm, để thấm dần và phân hủy tự nhiên, hoặc tệ hơn là xả luôn xuống mương cho chảy thẳng ra biển. Đường ra Mũi Né giờ lổm chổm, bên thì có hành lang đi bộ, bên lại không. Làng chài cũng phải nhường đất cho dự án du lịch nên phải lui về một góc. “Đất đai có hạn, con người ngày càng đông, làng chài giờ đã chật hẹp, ngột ngạt và ô nhiễm nghiêm trọng”, ông Bảy than.
Ký ức miền đất hoang sơ
Chúng tôi đến làng chài Mũi Né vào buổi sáng sớm, khi không khí còn hơi sương. Gác chân lên đầu mũi thuyền, đôi tay thoăn thoắt đan tấm lưới bị rách sau chuyến đi biển, lão ngư Lê Văn Bảy (74 tuổi), người gắn bó với làng chài Mũi Né đã hơn 50 năm, nói: “Hơn 20 năm trước, Mũi Né vốn là dải đất hiền hòa, dân cư thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề chài lưới dọc bãi biển”. Nói về nguồn gốc cái tên Mũi Né, ông Bảy cho biết, xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển, còn “Né” có nghĩa là để né tránh. Theo một truyền thuyết khác thì tên gọi này xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm tên là công chúa Chuột. Năm 16 tuổi, công chúa bị mắc bệnh nan y nên đã cho xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm, lấy biệt danh là Nà Né. Lâu dần, người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né, “Né” là tên của công chúa Út, còn “Mũi” là mũi đất đưa ra biển.
Nhớ về thời kỳ trước năm 1995, ông Bảy bảo, khi đó Mũi Né nghèo nhưng đẹp và rất yên bình: “Ngày ấy, người dân trong vùng chủ yếu đi lại trên những con đường cát phủ mờ, đi đâu cũng nhìn thấy dừa, dừa bao kín cả làng chài. Hồi đó, đường từ Mũi Né ra Phan Thiết chỉ có hơn 20 cây số nhưng người dân trong vùng phải mất gần một ngày đi trên chiếc xe than vận tốc vài cây số một giờ mới tới nơi”. Thấy ông Bảy nói chuyện với người lạ, bà Lê Thị Tính, một người dân làng chài, năm nay 66 tuổi, chạy lại góp chuyện. Bà kể, có lẽ Mũi Né sẽ vẫn mãi chỉ vậy nếu không có sự kiện nhật thực toàn phần năm 2015. “Tôi còn nhớ như in, vào hôm đó cả làng chài bất ngờ rộn ràng hẳn lên khi có hàng trăm người ồ ạt kéo về. Khắp làng không hiểu có chuyện gì cho đến khi biết được chỗ mình đang ở là nơi quan sát nhật thực rõ nhất”, bà Tính kể.
Nhật thực qua đi, nhưng Mũi Né với những đồi cát trắng đỏ, những bãi biển trải dài như thảm lụa, những rặng dừa xanh ngát, biển xanh rộng sóng xô miên man… đã kịp “chạy” vào ống kính của nhà khoa học, du khách khắp nơi trong và ngoài nước. Chỉ một thời gian ngắn, vùng đất hoang sơ trở nên sầm uất với hệ thống resort, nhà hàng, khách sạn. Chính từ đây, do việc quy hoạch hạn chế, du lịch Mũi Né như một đứa trẻ đang dậy thì mà tấm áo mới may đã nhanh chóng trở nên chật chội, dần bộc lộ hạn chế.
Những nỗi niềm
Chỉ tay về khu resort nằm sát làng chài, ông Bảy cho biết, những bãi biển đẹp nhất của Mũi Né giờ đã bị nhà hàng, resort vây kín, người dân không còn lối đi xuống bãi biển để được đầm mình trên chính bãi tắm quê nhà. Đáng nói hơn, trong hệ thống resort ở Mũi Né, số lượng các resort có xây hệ thống xử lý nước thải rất hạn chế, đa phần là thải xuống hầm, để thấm dần và phân hủy tự nhiên, hoặc tệ hơn là xả luôn xuống mương cho chảy thẳng ra biển. Đường ra Mũi Né giờ lổm chổm, bên thì có hành lang đi bộ, bên lại không. Làng chài cũng phải nhường đất cho dự án du lịch nên phải lui về một góc. “Đất đai có hạn, con người ngày càng đông, làng chài giờ đã chật hẹp, ngột ngạt và ô nhiễm nghiêm trọng”, ông Bảy than.
Người dân làng chài Mũi Né với nỗi buồn cảnh quan đổi thay
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi liên hệ với UBND phường Mũi Né và được một cán bộ dẫn qua làng chài. Trong buổi chiều nắng gắt, từ xa đã nghe mùi tanh hôi bốc lên từ mặt nước đen ngòm. Hai du khách người nước ngoài đi phía trước vừa lấy tay bịt mũi, vừa đi nhanh như muốn chạy thoát ra khỏi khu vực. Qua tìm hiểu, tình trạng ô nhiễm nặng ở làng chài là do hàng chục hộ làm cá cơm, khi sản xuất không xây dựng hệ thống xử lý thải mà vô tư đổ thẳng ra biển. Chúng tôi không tin vào mắt mình khi ở một địa danh như Mũi Né vốn yên bình, thơ mộng, giờ nhếch nhác, ô nhiễm kinh hoàng với đủ loại rác, nước thải như vậy.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cũng từng thừa nhận, việc Mũi Né phát triển quá nhanh, công tác quy hoạch lúc đó còn hạn chế đã khiến bức tranh làng chài xưa kia trở nên biến dạng, manh mún. Một điều không thể phủ nhận là nhờ du lịch Mũi Né phát triển đã làm vùng đất này thay da đổi thịt. Thế nhưng, hệ lụy mà nó gây ra cũng đang là những bài toán khiến ngành chức năng địa phương phải nhanh chóng tìm lời giải, nhất là bài toán ô nhiễm môi trường và quy hoạch. Chúng tôi rời Mũi Né khi bóng tối dần buông trên biển, làng chài lên đèn. Ông Bảy bắt tay tôi nói: “Người dân làng chài vẫn hiền hòa, đôn hậu như xưa, nhưng chỉ có cảnh quan là đổi thay thôi”. Chúng tôi ra về mà trong lòng vương vấn nỗi buồn mênh mông của biển.