Đây là cơ sở mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy TPHCM thành công trong công cuộc xây dựng chính quyền điện tử. Khi kết nối giữa DN CNTT với thị trường công rộng lớn, điều này đồng nghĩa với việc sẽ cung cấp nhiều hơn dịch vụ tiện ích cho người dân về y tế, giáo dục, giao thông…
Tạo sự tiện ích cho người dân
Ông Trương Công Minh Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty Điện tử Cây Tre Việt, cho biết thành công lớn nhất của DN Cây Tre Việt khi tham gia vào hội chợ triển lãm này chính là những bản ghi nhớ cung cấp các giải pháp công nghệ cho nhiều đơn vị quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực phục vụ người dân và DN thành phố.
Hợp đồng đầu tiên phải kể đến là cam kết giữa Cây Tre Việt với Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn về giải pháp giao thông thông minh. Theo đó, Cây Tre Việt dự kiến sẽ hỗ trợ nhiều giải pháp giúp giảm kẹt xe cho thành phố như: giám sát giao thông, điều khiển đèn tín hiệu giao thông, đo đếm lưu lượng xe, điều khiển bảng quang báo giao thông, đo đếm và xử phạt vi phạm tốc độ, nhận diện biển số xe, nhận diện khuôn mặt, cân tải trọng, số hóa dữ liệu trên nền bản đồ số và giải pháp trạm thu phí không dừng.
Thoạt nghe, những giải pháp trên có lẽ không thu hút sự quan tâm đối với người không hiểu sâu về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, một khi ứng dụng hiệu quả các giải pháp nói trên, chắc chắn sẽ giúp nhiều tuyến đường thành phố bớt cảnh kẹt xe, ùn ứ và người dân không mất nhiều thời gian khi lưu thông trên đường. Khi đó, hệ thống giám sát giao thông sẽ truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển những khu vực nào có khả năng bị kẹt xe; phân tích dữ liệu, cảnh báo và điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông hợp lý trên nhiều tuyến đường trong một khu vực để giúp giảm cảnh nơi ùn tắc, nơi vắng xe.
Cũng theo ông Trương Công Minh Hiển, một hợp đồng ghi nhớ khác cũng được Cây Tre Việt ký với Trung tâm Công nghệ thông tin (thuộc UBND quận 1) về hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Cụ thể, Cây Tre Việt hỗ trợ các giải pháp công nghệ nền tảng mở, hỗ trợ tích hợp hướng tới nền công nghiệp 4.0, phần mềm số hóa trong hồ sơ xây dựng chính phủ điện tử (E-office), phần mềm quản trị bệnh viện và phòng khám (G-Hms).
Ngoài ra, Cây Tre Việt cũng ký hợp tác ghi nhớ với UBND quận 3, hỗ trợ các giải pháp về phần mềm dạy học và đánh giá, phân tích kết quả học tập để cải tiến (SL-L), giải pháp an ninh trật tự và giao thông thông minh (iTS), hỗ trợ tích hợp hướng tới nền công nghiệp 4.0, phần mềm số hóa trong xây dựng chính phủ điện tử, phần mềm họp trực tuyến (V-Meeting), phần mềm quản trị bệnh viện và phòng khám.
Ông Trương Công Minh Hiển chia sẻ: “Là nhà sản xuất và phân phối sản phẩm VENR - thương hiệu đã có mặt tại thị trường Việt Nam gần 20 năm, Cây Tre Việt đã xác định cho mình hướng đi với tiêu chí “hoàn hảo là không giới hạn”. Nhờ đó, đến nay những sản phẩm máy tính, phần mềm do công ty sản xuất đã được nhiều người Việt Nam tin dùng. Năng lực sản xuất của nhà máy hiện đạt 600.000 sản phẩm/năm. Cây Tre Việt luôn cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới song song với nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên trong các khâu như nghiên cứu ứng dụng (R&D), kinh doanh để mang tới cho khách hàng những sản phảm chất lượng cao và sự hài lòng về dịch vụ hậu mãi”.
Nhân rộng mô hình
Tại hội chợ triển lãm công nghệ thông tin lần đầu tiên tổ chức tại thành phố lần này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết: TPHCM muốn đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh. Nội dung chính của đề án gồm 3 vấn đề: Một là xây dựng thành công chính quyền điện tử có hệ thống công nghệ quản lý thông minh. Hai là tạo sự kết nối giữa khoảng 1.400 DN CNTT đang hoạt động tại thành phố (đặc biệt là những DN khởi nghiệp) với thị trường công rộng lớn, các hoạt động kinh doanh để DN có thể ứng dụng công nghệ vào sản xuất theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ Việt. Ba là cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích cho người dân thông qua những sinh hoạt hàng ngày về y tế, giáo dục, giao thông và sự kết nối với trung tâm dữ liệu dùng chung của thành phố. “Do vậy, mục tiêu của hội chợ triển lãm lần này không chỉ thực hiện chính quyền điện tử mà còn là sự kết nối để các DN công nghệ của thành phố giới thiệu những sản phẩm độc đáo của mình. Nếu những sản phẩm này ứng dụng thành công tại thị trường TPHCM, chắc chắn sẽ được cả nước quan tâm”, Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến nhận định. Lãnh đạo TP cũng bày tỏ hy vọng, thông qua hội chợ sẽ có nhiều hợp đồng cụ thể được ký kết, bởi thực tế, hiện đã có nhiều địa phương, đơn vị ký kết hợp tác với DN trong việc ứng dụng những sản phẩm công nghệ cải tiến hiệu quả vào hoạt động văn phòng, cải cách hành chính trong đơn vị mình.
Còn theo ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, việc thu hút hơn 50 gian hàng của hàng chục DN CNTT lớn, có uy tín trên cả nước tham gia hội chợ triển lãm là một minh chứng cho thấy sự quan tâm của các DN đến thị trường công, nhất là việc triển khai ứng dụng CNTT trong chính phủ điện tử và từng bước xây dựng thành phố thông minh.
Thứ trưởng Phan Tâm kỳ vọng TPHCM sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương khác nhân rộng mô hình triển lãm CNTT - điện tử - viễn thông để cùng hướng tới mục tiêu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong lĩnh vực CNTT, tạo thị trường cho DN CNTT phát triển, đặc biệt là thị trường công.
Tạo sự tiện ích cho người dân
Ông Trương Công Minh Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty Điện tử Cây Tre Việt, cho biết thành công lớn nhất của DN Cây Tre Việt khi tham gia vào hội chợ triển lãm này chính là những bản ghi nhớ cung cấp các giải pháp công nghệ cho nhiều đơn vị quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực phục vụ người dân và DN thành phố.
Hợp đồng đầu tiên phải kể đến là cam kết giữa Cây Tre Việt với Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn về giải pháp giao thông thông minh. Theo đó, Cây Tre Việt dự kiến sẽ hỗ trợ nhiều giải pháp giúp giảm kẹt xe cho thành phố như: giám sát giao thông, điều khiển đèn tín hiệu giao thông, đo đếm lưu lượng xe, điều khiển bảng quang báo giao thông, đo đếm và xử phạt vi phạm tốc độ, nhận diện biển số xe, nhận diện khuôn mặt, cân tải trọng, số hóa dữ liệu trên nền bản đồ số và giải pháp trạm thu phí không dừng.
Thoạt nghe, những giải pháp trên có lẽ không thu hút sự quan tâm đối với người không hiểu sâu về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế, một khi ứng dụng hiệu quả các giải pháp nói trên, chắc chắn sẽ giúp nhiều tuyến đường thành phố bớt cảnh kẹt xe, ùn ứ và người dân không mất nhiều thời gian khi lưu thông trên đường. Khi đó, hệ thống giám sát giao thông sẽ truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển những khu vực nào có khả năng bị kẹt xe; phân tích dữ liệu, cảnh báo và điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông hợp lý trên nhiều tuyến đường trong một khu vực để giúp giảm cảnh nơi ùn tắc, nơi vắng xe.
Cũng theo ông Trương Công Minh Hiển, một hợp đồng ghi nhớ khác cũng được Cây Tre Việt ký với Trung tâm Công nghệ thông tin (thuộc UBND quận 1) về hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Cụ thể, Cây Tre Việt hỗ trợ các giải pháp công nghệ nền tảng mở, hỗ trợ tích hợp hướng tới nền công nghiệp 4.0, phần mềm số hóa trong hồ sơ xây dựng chính phủ điện tử (E-office), phần mềm quản trị bệnh viện và phòng khám (G-Hms).
Ngoài ra, Cây Tre Việt cũng ký hợp tác ghi nhớ với UBND quận 3, hỗ trợ các giải pháp về phần mềm dạy học và đánh giá, phân tích kết quả học tập để cải tiến (SL-L), giải pháp an ninh trật tự và giao thông thông minh (iTS), hỗ trợ tích hợp hướng tới nền công nghiệp 4.0, phần mềm số hóa trong xây dựng chính phủ điện tử, phần mềm họp trực tuyến (V-Meeting), phần mềm quản trị bệnh viện và phòng khám.
Ông Trương Công Minh Hiển chia sẻ: “Là nhà sản xuất và phân phối sản phẩm VENR - thương hiệu đã có mặt tại thị trường Việt Nam gần 20 năm, Cây Tre Việt đã xác định cho mình hướng đi với tiêu chí “hoàn hảo là không giới hạn”. Nhờ đó, đến nay những sản phẩm máy tính, phần mềm do công ty sản xuất đã được nhiều người Việt Nam tin dùng. Năng lực sản xuất của nhà máy hiện đạt 600.000 sản phẩm/năm. Cây Tre Việt luôn cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới song song với nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên trong các khâu như nghiên cứu ứng dụng (R&D), kinh doanh để mang tới cho khách hàng những sản phảm chất lượng cao và sự hài lòng về dịch vụ hậu mãi”.
Nhân rộng mô hình
Tại hội chợ triển lãm công nghệ thông tin lần đầu tiên tổ chức tại thành phố lần này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết: TPHCM muốn đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh. Nội dung chính của đề án gồm 3 vấn đề: Một là xây dựng thành công chính quyền điện tử có hệ thống công nghệ quản lý thông minh. Hai là tạo sự kết nối giữa khoảng 1.400 DN CNTT đang hoạt động tại thành phố (đặc biệt là những DN khởi nghiệp) với thị trường công rộng lớn, các hoạt động kinh doanh để DN có thể ứng dụng công nghệ vào sản xuất theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ Việt. Ba là cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích cho người dân thông qua những sinh hoạt hàng ngày về y tế, giáo dục, giao thông và sự kết nối với trung tâm dữ liệu dùng chung của thành phố. “Do vậy, mục tiêu của hội chợ triển lãm lần này không chỉ thực hiện chính quyền điện tử mà còn là sự kết nối để các DN công nghệ của thành phố giới thiệu những sản phẩm độc đáo của mình. Nếu những sản phẩm này ứng dụng thành công tại thị trường TPHCM, chắc chắn sẽ được cả nước quan tâm”, Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến nhận định. Lãnh đạo TP cũng bày tỏ hy vọng, thông qua hội chợ sẽ có nhiều hợp đồng cụ thể được ký kết, bởi thực tế, hiện đã có nhiều địa phương, đơn vị ký kết hợp tác với DN trong việc ứng dụng những sản phẩm công nghệ cải tiến hiệu quả vào hoạt động văn phòng, cải cách hành chính trong đơn vị mình.
Còn theo ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, việc thu hút hơn 50 gian hàng của hàng chục DN CNTT lớn, có uy tín trên cả nước tham gia hội chợ triển lãm là một minh chứng cho thấy sự quan tâm của các DN đến thị trường công, nhất là việc triển khai ứng dụng CNTT trong chính phủ điện tử và từng bước xây dựng thành phố thông minh.
Thứ trưởng Phan Tâm kỳ vọng TPHCM sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương khác nhân rộng mô hình triển lãm CNTT - điện tử - viễn thông để cùng hướng tới mục tiêu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong lĩnh vực CNTT, tạo thị trường cho DN CNTT phát triển, đặc biệt là thị trường công.