Sản phẩm chưa đáp ứng thị trường
Hiện nay, thủ tục quy định khi đưa hàng vào các hệ thống phân phối như tỷ lệ chiết khấu, thời hạn thanh toán, phương thức giao nhận hàng hóa là những khó khăn chung cho doanh nghiệp (DN) có quy mô vừa và nhỏ, hợp tác xã cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Các DN sản xuất ít có quyền lựa chọn, trong khi nhà phân phối lại có rất nhiều lựa chọn.
Tại các buổi kết nối cung cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành hay các hội nghị nhằm đẩy mạnh đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại các hệ thống phân phối hiện đại trong thời gian gần đây, đại diện các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Lotte Mart, Aeon Việt Nam, Big C đều cam kết sẽ đẩy mạnh thu mua, ưu tiên đưa hàng hóa Việt Nam vào tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị. Tuy nhiên, các hệ thống phân phối luôn đòi hỏi các sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, số lượng và đáp ứng phục vụ nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, hàng loạt sản phẩm của DN nhỏ và vừa, hợp tác xã tại các địa phương đều gặp khó khi “trầy trật” đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyển hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thông qua các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành với TPHCM, nhiều hợp đồng ghi nhớ đã được ký kết. Thế nhưng, khi các DN đầu mối đi khảo sát thực tế tại địa phương, thì các cơ sở sản xuất, DN sản xuất có quy mô bé, sản phẩm không đồng đều chưa đáp ứng được nhu cầu hàng hóa. Chẳng hạn, tại hội nghị kết nối cung cầu năm 2016, có 30 hợp tác xã, DN của tỉnh Long An ký được 58 biên bản ghi nhớ với các DN TPHCM. Tuy nhiên, khi triển khai, đàm phán ký hợp đồng cung ứng hàng hóa chỉ có 4 hợp tác xã, DN ký được hợp đồng kinh tế.
Khảo sát thực tế cho thấy, tại các tỉnh, thành cũng chưa có nhiều DN lớn làm đầu mối mua hàng hóa nông sản, thực phẩm cho bà con nông dân. Việc này dẫn đến khó khăn trong công tác thu gom hàng hóa tập trung để cung cấp cho các hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các DN sản xuất, chế biến hàng hóa. Trong khi, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm... đối với các DN và cơ sở sản xuất nhỏ còn nhiều thách thức và rào cản do nguồn lực tài chính hạn chế, không có nhiều chi phí phát sinh (như chi phí gian hàng, chi phí nhân công, vận chuyển...).
Hỗ trợ cải thiện năng lực sản xuất
Từ những hạn chế nêu trên, đại diện Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp đề xuất, các tỉnh, thành khu vực phía Nam cần tổ chức lại sản xuất theo yêu cầu thị trường. Tùy từng ngành, nhóm, mặt hàng có giải pháp tổ chức sản xuất khác nhau nhằm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. Đối với mặt hàng rau, củ, quả và trái cây phải tổ chức quy hoạch vùng trồng; phân công sản xuất đảm bảo số lượng, chủng loại, đồng chất lượng; cung ứng thường xuyên, hạn chế theo mùa vụ.
Để hỗ trợ các DN địa phương, hợp tác xã, theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, các tỉnh, thành khu vực phía Nam cần đẩy mạnh hoạt động khuyến công, nâng cao mức hỗ trợ, tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm vào các DN, cơ sở sản xuất tham gia vào các chuỗi cung ứng sản phẩm. Thường xuyên thông tin về nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế cho các DN, cơ sở sản xuất biết nhằm có kế hoạch phù hợp. Hoạt động xúc tiến thương mại đã trở thành hoạt động thiết thực, hiệu quả để triển khai chương trình hợp tác thương mại, lan tỏa chương trình bình ổn thị trường. Từ đó, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận hàng Việt đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý; góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, thời gian qua, TPHCM và các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia trưng bày hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm; đưa hàng vào các chợ đầu mối, chợ truyền thống, hệ thống phân phối... Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, TPHCM đã mời gọi, hỗ trợ DN các địa phương tham gia 228 hội chợ triển lãm tại TPHCM. Các DN thành phố cũng tích cực tham gia 67 hội chợ, triển lãm tại các địa phương.
Hiện nay, thủ tục quy định khi đưa hàng vào các hệ thống phân phối như tỷ lệ chiết khấu, thời hạn thanh toán, phương thức giao nhận hàng hóa là những khó khăn chung cho doanh nghiệp (DN) có quy mô vừa và nhỏ, hợp tác xã cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Các DN sản xuất ít có quyền lựa chọn, trong khi nhà phân phối lại có rất nhiều lựa chọn.
Tại các buổi kết nối cung cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành hay các hội nghị nhằm đẩy mạnh đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại các hệ thống phân phối hiện đại trong thời gian gần đây, đại diện các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Lotte Mart, Aeon Việt Nam, Big C đều cam kết sẽ đẩy mạnh thu mua, ưu tiên đưa hàng hóa Việt Nam vào tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị. Tuy nhiên, các hệ thống phân phối luôn đòi hỏi các sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, số lượng và đáp ứng phục vụ nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, hàng loạt sản phẩm của DN nhỏ và vừa, hợp tác xã tại các địa phương đều gặp khó khi “trầy trật” đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyển hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thông qua các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành với TPHCM, nhiều hợp đồng ghi nhớ đã được ký kết. Thế nhưng, khi các DN đầu mối đi khảo sát thực tế tại địa phương, thì các cơ sở sản xuất, DN sản xuất có quy mô bé, sản phẩm không đồng đều chưa đáp ứng được nhu cầu hàng hóa. Chẳng hạn, tại hội nghị kết nối cung cầu năm 2016, có 30 hợp tác xã, DN của tỉnh Long An ký được 58 biên bản ghi nhớ với các DN TPHCM. Tuy nhiên, khi triển khai, đàm phán ký hợp đồng cung ứng hàng hóa chỉ có 4 hợp tác xã, DN ký được hợp đồng kinh tế.
Khảo sát thực tế cho thấy, tại các tỉnh, thành cũng chưa có nhiều DN lớn làm đầu mối mua hàng hóa nông sản, thực phẩm cho bà con nông dân. Việc này dẫn đến khó khăn trong công tác thu gom hàng hóa tập trung để cung cấp cho các hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các DN sản xuất, chế biến hàng hóa. Trong khi, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm... đối với các DN và cơ sở sản xuất nhỏ còn nhiều thách thức và rào cản do nguồn lực tài chính hạn chế, không có nhiều chi phí phát sinh (như chi phí gian hàng, chi phí nhân công, vận chuyển...).
Hỗ trợ cải thiện năng lực sản xuất
Từ những hạn chế nêu trên, đại diện Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp đề xuất, các tỉnh, thành khu vực phía Nam cần tổ chức lại sản xuất theo yêu cầu thị trường. Tùy từng ngành, nhóm, mặt hàng có giải pháp tổ chức sản xuất khác nhau nhằm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. Đối với mặt hàng rau, củ, quả và trái cây phải tổ chức quy hoạch vùng trồng; phân công sản xuất đảm bảo số lượng, chủng loại, đồng chất lượng; cung ứng thường xuyên, hạn chế theo mùa vụ.
Để hỗ trợ các DN địa phương, hợp tác xã, theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, các tỉnh, thành khu vực phía Nam cần đẩy mạnh hoạt động khuyến công, nâng cao mức hỗ trợ, tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm vào các DN, cơ sở sản xuất tham gia vào các chuỗi cung ứng sản phẩm. Thường xuyên thông tin về nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế cho các DN, cơ sở sản xuất biết nhằm có kế hoạch phù hợp. Hoạt động xúc tiến thương mại đã trở thành hoạt động thiết thực, hiệu quả để triển khai chương trình hợp tác thương mại, lan tỏa chương trình bình ổn thị trường. Từ đó, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận hàng Việt đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý; góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, thời gian qua, TPHCM và các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia trưng bày hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm; đưa hàng vào các chợ đầu mối, chợ truyền thống, hệ thống phân phối... Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, TPHCM đã mời gọi, hỗ trợ DN các địa phương tham gia 228 hội chợ triển lãm tại TPHCM. Các DN thành phố cũng tích cực tham gia 67 hội chợ, triển lãm tại các địa phương.
Dưới góc độ nhà nghiên cứu, bà Vũ Thị Quyền, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới TPHCM cho rằng, các DN cần chủ động xây dựng thương hiệu riêng và có trách nhiệm với thương hiệu “nông sản Việt Nam”. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các khâu từ sản xuất, đến chế biến, tiêu thụ, đặc biệt là kiểm soát nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm phải bảo đảm chất lượng ổn định. Xây dựng trang web quảng cáo, tham dự các hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế...