Một thông tin quan trọng trong báo cáo là việc phơi bày chiến dịch “Operation Triangulation” liên quan đến việc sử dụng phần mềm độc hại iOS chưa từng được biết đến trước đây. Những điểm nổi bật khác trong báo cáo cho thấy, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến tác nhân đe dọa mới có tên Mysterious Elephant
Kaspersky đã phát hiện ra một tác nhân đe dọa mới thuộc nhóm Elephant, hoạt động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tên gọi Mysterious Elephant. Trong chiến dịch mới nhất, nhóm này đã sử dụng các cửa hậu mới, có khả năng thực thi các tệp và lệnh trên máy tính của nạn nhân, đồng thời nhận các tệp hoặc lệnh từ một máy chủ độc hại để thực thi trên hệ thống bị nhiễm.
Hãng bảo mật này cho hay, các chiến dịch APT vẫn phân tán về mặt địa lý, với các tác nhân đe dọa tập trung tấn công vào các khu vực như châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và nhiều khu vực khác nhau của châu Á. Hoạt động gián điệp mạng, với bối cảnh địa chính trị, tiếp tục là yếu tố chi phối những hoạt động này.
Để tránh trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công có chủ đích, các nhà nghiên cứu của Kaspersky khuyến nghị thực hiện các biện pháp sau: Để đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống, cập nhật kịp thời hệ điều hành và phần mềm bên thứ ba khác. Duy trì lịch cập nhật thường xuyên là điều cần thiết để luôn được bảo vệ khỏi các lỗ hổng tiềm ẩn và rủi ro bảo mật; nâng cao kỹ năng cho nhóm an ninh mạng về cách giải quyết các mối đe dọa nhắm mục tiêu mới nhất với chương trình đào tạo trực tuyến của Kaspersky do các chuyên gia GReAT phát triển; sử dụng thông tin Thám báo về mối đe dọa mới nhất để luôn cập nhật các TTP thực tế được sử dụng bởi các tác nhân đe dọa…
“Các đánh giá hàng quý của chúng tôi được thiết kế để làm nổi bật những bước phát triển quan trọng nhất giữa các nhóm APT nhằm giúp các bên có thể bảo vệ và giảm thiểu rủi ro liên quan”, David Emm, nhà nghiên cứu bảo mật chính tại Nhóm Nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) nhận xét.