Theo đó, cơ quan trên đã nâng mức cảnh báo lên cấp 3, cấp độ cao thứ 2 trong thang cảnh báo, đồng thời khuyến cáo người dân và khách du lịch không được đi vào khu vực bán kính 5 km xung quanh núi lửa.
Trong khi đó, Cơ quan kiểm soát không lưu AirNav của Indonesia thông báo đã nâng mức cảnh báo từ màu cam lên màu đỏ, mức cao nhất, theo đó chuyển hướng các chuyến bay qua Anak Krakatau do bụi phun từ núi lửa này.
Cơ quan này cho biết thêm các chuyến bay nội địa và quốc tế tại sân bay quốc tế Sukarno-Hatta của Jakarta sẽ không bị ảnh hưởng.
Ngày 22-12 vừa qua, núi lửa Anak Krakatoa bị sụt lở một phần sườn núi, dẫn tới lở sụt lún dưới biển cùng với đợt thủy triều dâng cao bất thường đã gây ra sóng thần cao tới 5 mét ập vào khu vực ven biển ở eo biển Sunda tàn phá khu vực này. Đây là đợt sóng thần thứ 3 tấn công Indonesia trong 6 tháng qua. Những trận sóng thần xảy ra sau các trận động đất thường sẽ kích hoạt hệ thống cảnh báo, tuy nhiên, sóng thần lần này xảy ra do hoạt động của núi lửa nên không được phát hiện và cảnh báo kịp thời.
Theo các số liệu mới nhất, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa sóng thần tàn phá khu vực xung quanh eo biển Sunda lên tới 430 người, trong khi 1.495 người bị thương. Ngoài ra, hiện vẫn còn ít nhất 159 người mất tích. Có thể nhiều nạn nhân vẫn đang bị vùi lấp trong đống đổ nát. Gần 22.000 người phải rời nhà đi lánh nạn.