Theo ông Trenggono, chiến lược kinh tế xanh của Indonesia nhằm cải thiện sức khỏe biển, ngăn chặn tốc độ biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
Chiến lược này dưới hình thức củng cố hệ sinh thái carbon xanh; bằng cách mở rộng và duy trì nghiêm ngặt các khu bảo tồn rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô. Sau đó, thực hiện chính sách đánh bắt có thể đo lường dựa trên hạn ngạch, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, cũng như cấu trúc việc sử dụng không gian biển và các đảo nhỏ ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái.
Các khu bảo tồn biển của Indonesia tiếp tục tăng hàng năm, và mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt 32,5 triệu ha. KKP đang lên kế hoạch cho mục tiêu có thể mở rộng khu bảo tồn lên 30% diện tích mặt nước.
Khu bảo tồn biển là khu vực nước được bảo vệ, được quản lý với hệ thống phân vùng nhằm quản lý bền vững nguồn lợi cá và môi trường. Khu vực này có liên quan mật thiết đến carbon xanh vì rừng ngập mặn, cỏ biển và các quần thể sinh vật khác ở những vùng nước này có thể hấp thụ một lượng lớn carbon.