Indonesia dừng áp dụng chống bán phá giá tôn lạnh của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, vừa nhận được thông báo chính thức của Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam về việc Chính phủ Indonesia đã quyết định dừng áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh) có xuất xứ/nhập khẩu từ Việt Nam.

Với quyết định này, mặt hàng tôn lạnh từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Indonesia sẽ không phải chịu thuế chống bán phá giá, theo cáo buộc trước đó có thể đến 49,2%.

Theo Bộ Công thương, đây là kết quả tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam sau gần 2 năm hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI). Vụ việc được KADI khởi xướng điều tra từ ngày 26-8-2019 đến tháng 2-2021, tổng lượng nhập khẩu mặt hàng tôn lạnh của Việt Nam khoảng 365.000 tấn, tương đương kim ngạch 290 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, Bộ Công thương lưu ý thép vẫn là nhóm mặt hàng có tính chất nhạy cảm, dễ bị tiến hành điều tra phòng vệ thương mại. Do đó thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp, theo dõi diễn biến mới phát sinh tại các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Indonesia nói riêng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Sáng 3-4, VN-Index giảm gần 80 điểm

Sáng 3-4, VN-Index giảm gần 80 điểm

Cùng với xu hướng bán tháo cổ phiếu của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch sáng nay 3-4 cũng chao đảo.

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Bến cá Nghi Thủy thuộc phường Nghi Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá sầm uất nhất khu vực Bắc miền Trung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là bến mà còn kết hợp chợ, “trên bến dưới thuyền”; là đầu mối cung cấp hải sản cho TP Vinh và các địa phương. Mỗi sáng, bến - chợ này có hàng trăm người, tàu thuyền tấp nập bán mua…

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 4: Để lại là những… quả đấm thép

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 4: Để lại là những… quả đấm thép

Cuối tháng 2-2025, tại trụ sở Bộ Tài chính đã diễn ra lễ ký kết chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với 18 tập đoàn, tổng công ty từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Tài chính. Động thái này được kỳ vọng tạo ra bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý và phát triển của 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng và hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung.

Tổng thống Trump quyết định “thuế chiết khẩu đối ứng” áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: BLOOMBERG

Chính sách thuế mới của ông Trump bị chỉ trích

Chiều 2-4, theo giờ Bờ Đông của Mỹ (rạng sáng 3-4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã có bài phát biểu tại Vườn Hồng trong khuôn viên Nhà Trắng về quyết định “thuế chiết khẩu đối ứng” áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Bấp bênh sản phẩm OCOP

Chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương; sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, thiếu tính đặc trưng; không có sự liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, đầu ra hàng hóa không ổn định… Đó là 3 trong số rất nhiều tồn tại, hạn chế chưa thể khắc phục trong quá trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua. Qua đó, cho thấy tại nhiều địa phương, chương trình chưa mang lại hiệu quả, mục tiêu như Chính phủ đề ra, thậm chí đang bị thụt lùi.

Bước chạy đà tích cực

Bước chạy đà tích cực

TPHCM đã có bước chạy đà khá tốt trong quý 1-2025 với mức tăng trưởng 7,51%, cao nhất từ năm 2020 đến nay và là địa phương có sự khởi đầu tốt hơn so với các thành phố lớn trong cả nước và vùng Đông Nam bộ. Nguồn lực tích lũy của năm 2024, nhất là các tháng cuối năm là một lợi thế.