Công suất của máy in 3D khổng lồ là hơn 10 tấn/giờ. Với việc dùng máy in 3D, GE sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng các turbine gió. Dự án của GE được tài trợ một phần từ Bộ Năng lượng Mỹ. Những bản in đầu tiên dự kiến “ra lò” trong 5 năm tới.
Không chỉ các công ty của Mỹ, nhiều nơi trên thế giới đang cố gắng tối ưu hóa việc sản xuất thiết bị để sử dụng cho năng lượng tái tạo. Công ty Modvion của Thụy Điển là một ví dụ, khi năm 2020, công ty này đã giới thiệu một turbine gió dài 30m làm từ gỗ nhiều lớp.
Đầu tháng 4 vừa qua, các chuyên gia của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu cho biết, việc cứu hành tinh khỏi khủng hoảng khí hậu nằm ở việc tăng công suất của các trang trại gió. Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu kêu gọi thế giới xây dựng số lượng turbine gió nhiều hơn 4 lần/năm so với hiện nay.
Danielle Merfeld, một quan chức của GE, cho rằng, sự đổi mới chính là chìa khóa để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, đồng thời nhấn mạnh phải liên tục cải tiến cách thiết kế, sản xuất các bộ phận lớn tạo thành trang trại gió hiện đại.