Nghiên cứu chỉnh sửa gene cà chua được đăng trên Tạp chí Nature Plants giải thích rằng, một cách tự nhiên, lá cà chua có chứa 7-DHC, một trong những thành phần cấu tạo của vitamin D3 - vốn được coi là tốt nhất trong việc giúp nâng cao mức vitamin D trong cơ thể. Các nhà khoa học đã sử dụng công cụ Crispr để điều chỉnh bộ gene của thực vật, giúp giữ 7-DHC tích tụ đáng kể trong quả cũng như lá. Khi lá và quả thái lát được tiếp xúc với tia cực tím trong một giờ, một quả cà chua chứa hàm lượng vitamin D tương đương với hai quả trứng cỡ trung bình hoặc 28gram cá ngừ.
Mặc dù vitamin D được tạo ra trong cơ thể chúng ta sau khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời, nhưng nguồn chính của nó là thực phẩm, phần lớn có trong sữa và thịt. Đặc biệt là hầu hết các chất bổ sung vitamin D3 đến từ lanolin, được chiết xuất từ lông cừu. Với phương pháp này, những con cừu vẫn còn sống và nó vẫn phù hợp với những người ăn kiêng thịt động vật, nhưng không phù hợp với người ăn thuần chay.
Các nhà khoa học hiện đang tìm cách thay tia cực tím bằng ánh nắng Mặt trời để chuyển hóa 7-DHC thành vitamin D3 một cách hiệu quả. Khoa học đã chứng minh, thiếu vitamin D liên quan đến rất nhiều bệnh - từ ung thư đến bệnh tim mạch, và đang ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người trên toàn cầu. Nếu các nhà khoa học Anh thành công theo cách này, chỉ cần hai quả cà chua (ảnh) chỉnh sửa gene cỡ trung bình mỗi ngày có thể giúp “tránh xa” bác sĩ.