Đó là anh Nguyễn Thu Lộc (37 tuổi, Trưởng thôn Chi Lệ, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc) trong khi đang tham gia giúp dân khắc phục hậu quả sau bão, đã không may bị tai nạn, dẫn đến tử vong và ông Nguyễn Hồng Thắng (48 tuổi, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã vượt bao nguy hiểm trong mưa bão để kịp thời đưa người dân đến nơi sơ tán an toàn trước lúc ngôi nhà bị bão làm đổ sập hoàn toàn.
Gia đình nghèo mất đi trụ cột
Ông Thái Hữu Vinh (Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lộc), cho biết thực hiện điều động, chỉ đạo, phân công của xã, thôn, đêm 15-9, anh Lộc tham gia trực bão ở trụ sở thôn Chi Lệ. Đến sáng 16-9, sau khi bão tan, anh Lộc đi thông báo, huy động các lực lượng tổ chức dọn dẹp, chặt xẻ cây cối, đỡ cột điện bị gãy đổ trên địa bàn. Khoảng 8 giờ cùng ngày, khi đang cùng mọi người chặt xẻ cây bị gãy đổ đè gãy cột và dây điện thì không may anh Lộc bị cây bật trúng người, đập đầu xuống đường bê tông tử vong tại chỗ. Sau khi xảy ra sự việc, xã đã báo cáo lên huyện và ngành chức năng đến kiểm tra hiện trường, đồng thời báo cáo các quyết định điều động, phân công của cấp ủy, cấp thôn về phòng chống, khắc phục sau bão, đề nghị giải quyết hậu quả cho gia đình anh Lộc. Nhưng, đến nay chưa có trả lời.
“Nhiều năm qua, anh Lộc là công an thôn, mới chuyển sang làm Trưởng thôn Chi Lệ được 1 tháng. Sự việc xảy ra ai cũng đau buồn, xót thương cho anh và gia đình. Một trưởng thôn luôn có trách nhiệm, năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy với công việc của xã hội, xóm làng. Anh Lộc mất đi, để lại một người mẹ già yếu, vợ ốm đau thường xuyên, không làm được việc nặng và 3 đứa con nhỏ”, ông Vinh chia sẻ.
Bà Thân Thị Chung (83 tuổi, mẹ anh Lộc), cho biết: “Sáng 16-9, sau khi bão tan, Lộc cùng với mọi người đi giúp đỡ bà con dọn dẹp, khắc phục hậu quả. Nhưng không ngờ bị tai nạn. Đau xót quá, cả gia đình tôi đều trông cậy vào trụ cột là nó. Những ngày tháng sắp tới, gia đình không biết phải sống sao đây”.
Sơ tán dân trước khi nhà sập
Nắm rõ được diễn biến bão số 10 sẽ đổ bộ vào địa phương ngày 15-9, ngày 14-9, chính quyền xã Kỳ Tây đã chủ động vận động nhân dân đi sơ tán để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong khi nhiều hộ dân chấp hành đầy đủ, thì vẫn có một số hộ dân ở thôn Tây Xuân chủ quan chưa chịu sơ tán. Trong đó, có hộ ông Võ Văn Thược (42 tuổi, trong nhà có 5 người). Lúc chính quyền đến vận động, ông Thược nói nhà kiên cố, không thể sập…
Ông Thái Hữu Vinh (Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lộc), cho biết thực hiện điều động, chỉ đạo, phân công của xã, thôn, đêm 15-9, anh Lộc tham gia trực bão ở trụ sở thôn Chi Lệ. Đến sáng 16-9, sau khi bão tan, anh Lộc đi thông báo, huy động các lực lượng tổ chức dọn dẹp, chặt xẻ cây cối, đỡ cột điện bị gãy đổ trên địa bàn. Khoảng 8 giờ cùng ngày, khi đang cùng mọi người chặt xẻ cây bị gãy đổ đè gãy cột và dây điện thì không may anh Lộc bị cây bật trúng người, đập đầu xuống đường bê tông tử vong tại chỗ. Sau khi xảy ra sự việc, xã đã báo cáo lên huyện và ngành chức năng đến kiểm tra hiện trường, đồng thời báo cáo các quyết định điều động, phân công của cấp ủy, cấp thôn về phòng chống, khắc phục sau bão, đề nghị giải quyết hậu quả cho gia đình anh Lộc. Nhưng, đến nay chưa có trả lời.
“Nhiều năm qua, anh Lộc là công an thôn, mới chuyển sang làm Trưởng thôn Chi Lệ được 1 tháng. Sự việc xảy ra ai cũng đau buồn, xót thương cho anh và gia đình. Một trưởng thôn luôn có trách nhiệm, năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy với công việc của xã hội, xóm làng. Anh Lộc mất đi, để lại một người mẹ già yếu, vợ ốm đau thường xuyên, không làm được việc nặng và 3 đứa con nhỏ”, ông Vinh chia sẻ.
Bà Thân Thị Chung (83 tuổi, mẹ anh Lộc), cho biết: “Sáng 16-9, sau khi bão tan, Lộc cùng với mọi người đi giúp đỡ bà con dọn dẹp, khắc phục hậu quả. Nhưng không ngờ bị tai nạn. Đau xót quá, cả gia đình tôi đều trông cậy vào trụ cột là nó. Những ngày tháng sắp tới, gia đình không biết phải sống sao đây”.
Sơ tán dân trước khi nhà sập
Nắm rõ được diễn biến bão số 10 sẽ đổ bộ vào địa phương ngày 15-9, ngày 14-9, chính quyền xã Kỳ Tây đã chủ động vận động nhân dân đi sơ tán để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong khi nhiều hộ dân chấp hành đầy đủ, thì vẫn có một số hộ dân ở thôn Tây Xuân chủ quan chưa chịu sơ tán. Trong đó, có hộ ông Võ Văn Thược (42 tuổi, trong nhà có 5 người). Lúc chính quyền đến vận động, ông Thược nói nhà kiên cố, không thể sập…
Căn nhà của vợ chồng ông Thược chỉ còn lại những cọc gỗ
Ông Nguyễn Hồng Thắng kể lại, sáng 15-9 mưa to, gió giật mạnh ập đến khiến hệ thống điện và mạng viễn thông ở địa bàn bị mất hoàn toàn. Lúc này, ông Thắng thấy không yên tâm vì một số hộ dân ở thôn Tây Xuân vẫn chưa đi sơ tán, nên quyết định lấy xe máy chạy một mạch từ nhà lên thôn Tây Xuân kiểm tra tình hình. Khoảng 8 giờ 30 phút, khi vừa đến được thôn thì cũng là lúc cường độ mưa, gió bão tăng lên kinh khủng, cây, cột điện… bị cuốn gãy đổ, mái ngói văng loạn xạ khắp nơi.
Ông Thắng không nghĩ đến nguy hiểm tính mạng mà vẫn cố gắng đến tận các hộ dân để vận động sơ tán lên Trường Mầm non Cơ sở II (cách đó khoảng 1km). Ông tiếp tục quay lại nhà ông Thược, lúc này khoảng 10 giờ kém, bão đang giật mạnh, nhiều nhà dân đã bị tốc mái và đổ sập. Ông Thắng yêu cầu ông Thược phải đưa vợ và 3 con đi sơ tán ngay lập tức, vì ở lại rất nguy hiểm, nhưng ông Thược vẫn không đồng ý. Trước tình huống cấp bách, ông Thắng kiên quyết buộc ông Thược bỏ lại tài sản sơ tán ngay lập tức. Ông kéo ông Thược và mọi người ra khỏi nhà, đến nơi sơ tán an toàn thì đến khoảng 12 giờ cùng ngày, ngôi nhà của ông Thược bị bão đánh đổ sập hoàn toàn. Khi mọi người đã an toàn, ông Thắng về đến nhà thì nhà ông cũng bị bão làm tốc mái. Ông Thắng chia sẻ: Tôi được phân công phụ trách tại thôn Tây Xuân, nếu không quyết liệt, chắc chắn một số hộ dân chủ quan sẽ bị ảnh hưởng lớn. Giờ chỉ mong nhân dân cả nước chung tay giúp chúng tôi qua cơn khó khăn này, ổn định lại cuộc sống.
Kỳ Tây là một trong những xã miền núi ở huyện Kỳ Anh bị thiệt hại nặng nề sau bão số 10. Theo thống kê ban đầu, 100% nhà dân toàn xã bị tốc mái, hư hỏng; nhiều nhà bị đổ sập hoàn toàn; hàng ngàn hécta hoa màu, cây trồng bị gãy đổ… Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 223 tỷ đồng.
Nhiều hoạt động ủng hộ đồng bào miền Trung
(SGGP).- Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về vận động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra, trong ngày 22-9, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã trao số tiền ủng hộ cho Ban Cứu trợ Trung ương giúp đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Trong đó, Văn phòng Chính phủ ủng hộ 387 triệu đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng ủng hộ 6 tỷ đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên ủng hộ 1 tỷ đồng.
Hiện Ban Cứu trợ Trung ương đã chuyển số tiền 4 tỷ đồng từ quỹ cứu trợ Trung ương để hỗ trợ đồng bào 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh.
LÂM NGUYÊN
(SGGP).- Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về vận động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra, trong ngày 22-9, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã trao số tiền ủng hộ cho Ban Cứu trợ Trung ương giúp đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Trong đó, Văn phòng Chính phủ ủng hộ 387 triệu đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng ủng hộ 6 tỷ đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên ủng hộ 1 tỷ đồng.
Hiện Ban Cứu trợ Trung ương đã chuyển số tiền 4 tỷ đồng từ quỹ cứu trợ Trung ương để hỗ trợ đồng bào 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh.
LÂM NGUYÊN