Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, sở ngành, nên lãnh đạo UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở như Sở Du lịch, Sở Công thương… đóng vai trò kết nối, sáng tạo trong chiến lược thu hút du khách đến với TP theo hướng bền vững, văn minh.
Khách quốc tế tìm hiểucác món ăn đường phố tại Liên hoan ẩm thực món ngon các nước năm2018 tại TPHCM
Khai thác sản phẩm du lịch về đêm
Nhiều hãng lữ hành ở TPHCM đều cho rằng, TP cần gấp rút xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng; tập trung khai thác sản phẩm du lịch về đêm vì đây mới là nguồn thu cực kỳ lớn, thay vì chỉ tập trung các sản phẩm du lịch vào ban ngày như hiện nay. “TPHCM có lợi thế về mua sắm, tiêu dùng, vậy tại sao chúng ta không mạnh dạn mở thêm các tour du lịch chuyên về mua sắm; xây dựng thương hiệu để xứng tầm một đô thị năng động nhất cả nước?”, lãnh đạo một công ty lữ hành gợi ý.
Thực tế hiện nay, TP đã và đang có hàng loạt trung tâm thương mại, chợ truyền thống lâu đời… khá nổi tiếng, luôn tấp nập du khách trong nước cũng như quốc tế. Chẳng hạn các trung tâm mua sắm dọc các tuyến đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng… hoặc như chợ Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5), Bình Tây (quận 6)… Tại đây, du khách có thể chọn mua đủ loại thời trang, đặc sản Việt Nam như mứt hồng dẻo (Đà Lạt), mứt xoài, khô bò, dừa sấy, chuối sấy, sen sấy (các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Tháp, Bến Tre)… Thêm nữa, du khách quốc tế thường đặc biệt thích thú với áo dài, nón lá, hàng thủ công mỹ nghệ được làm bằng tay một cách tinh xảo, khéo léo. Đánh giá về thị hiếu tiêu dùng của khách quốc tế, anh Phan Quang Minh, Việt kiều Pháp chia sẻ rằng, những người bạn Pháp rất thích các món đồ thổ cẩm truyền thống do chính nghệ nhân Việt Nam dệt lên. Các món hàng được làm bằng tay, thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người Việt, đồng thời gửi gắm vào đó cả tình cảm của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, hầu hết các điểm bán hàng thuần Việt, đúng nguồn gốc còn khá rải rác, chưa kể có tình trạng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (mác Việt Nam nhưng xuất xứ Trung Quốc) cũng khiến tâm lý người mua bị tác động. Trao đổi nhanh với phóng viên Báo SGGP về vấn đề kiểm soát hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu trà trộn vào chợ, ông Lê Quang Thiện, Trưởng ban quản lý chợ Bến Thành, cho rằng chợ đã xây dựng, triển khai, tuyên truyền thường xuyên đến bà con tiểu thương. Qua đó vận động, nâng cao ý thức kinh doanh của bà con nhằm hướng đến mục tiêu chung là phát triển kinh doanh, thu hút thêm du khách, quảng bá hình ảnh của TP đến với bạn bè gần xa.
Hợp tác, kết nối chặt chẽ hơn
Thực tế hiện nay, TP đã và đang có hàng loạt trung tâm thương mại, chợ truyền thống lâu đời… khá nổi tiếng, luôn tấp nập du khách trong nước cũng như quốc tế. Chẳng hạn các trung tâm mua sắm dọc các tuyến đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng… hoặc như chợ Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5), Bình Tây (quận 6)… Tại đây, du khách có thể chọn mua đủ loại thời trang, đặc sản Việt Nam như mứt hồng dẻo (Đà Lạt), mứt xoài, khô bò, dừa sấy, chuối sấy, sen sấy (các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Tháp, Bến Tre)… Thêm nữa, du khách quốc tế thường đặc biệt thích thú với áo dài, nón lá, hàng thủ công mỹ nghệ được làm bằng tay một cách tinh xảo, khéo léo. Đánh giá về thị hiếu tiêu dùng của khách quốc tế, anh Phan Quang Minh, Việt kiều Pháp chia sẻ rằng, những người bạn Pháp rất thích các món đồ thổ cẩm truyền thống do chính nghệ nhân Việt Nam dệt lên. Các món hàng được làm bằng tay, thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người Việt, đồng thời gửi gắm vào đó cả tình cảm của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, hầu hết các điểm bán hàng thuần Việt, đúng nguồn gốc còn khá rải rác, chưa kể có tình trạng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (mác Việt Nam nhưng xuất xứ Trung Quốc) cũng khiến tâm lý người mua bị tác động. Trao đổi nhanh với phóng viên Báo SGGP về vấn đề kiểm soát hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu trà trộn vào chợ, ông Lê Quang Thiện, Trưởng ban quản lý chợ Bến Thành, cho rằng chợ đã xây dựng, triển khai, tuyên truyền thường xuyên đến bà con tiểu thương. Qua đó vận động, nâng cao ý thức kinh doanh của bà con nhằm hướng đến mục tiêu chung là phát triển kinh doanh, thu hút thêm du khách, quảng bá hình ảnh của TP đến với bạn bè gần xa.
Hợp tác, kết nối chặt chẽ hơn
Ghi nhận nhanh từ một số trung tâm thương mại lớn tại TPHCM cho thấy, đối với các mặt hàng thuộc những thương hiệu lớn, chính sách chiết khấu có nhiều ưu đãi, nhất là thời điểm cuối năm. Tuy vậy, chính những hướng dẫn viên trong ngành chuyên đón khách quốc tế, thông tin, khách đến từ châu Âu khá kỹ tính nên họ chọn mua hàng hiệu tại những trung tâm thương mại đẳng cấp ở nước ta nói chung, TPHCM nói riêng không ồ ạt.
Mặc dù chưa có những số liệu thống kê chính xác, nhưng thực tế số mua hàng hiệu dạng này rất ít, bởi mục tiêu du khách đến Việt Nam đa phần là vui chơi, khám phá văn hóa, ẩm thực vùng miền. Ngược lại, khách nội địa từ các tỉnh có dịp đến TPHCM mua sắm khá đông. Chị Mai Thị Lệ, hướng dẫn viên outbound của một công ty lữ hành tại quận 1, cho biết: “Khách Việt kiều về nước hoặc khách quốc tế thường ghé các chợ truyền thống ở TPHCM để đặt mua đặc sản. Có người mua vài chục ký hàng là chuyện bình thường. Do vậy, nếu các chợ truyền thống cùng tiểu thương có chính sách chiết khấu, giảm giá ưu đãi đối với người mua thì hay quá”.
Được biết, hiện nay các chương trình khuyến mãi, giảm giá kích cầu tiêu dùng do Sở Công thương TPHCM phát động, các doanh nghiệp phối hợp tổ chức đã và đang tạo được sự hưởng ứng tích cực từ xã hội. Chẳng hạn như chương trình “Hội tụ hàng Việt - Đa dạng, phong phú”, hội chợ “Xúc tiến tiêu dùng - du lịch”… Bằng chứng là hàng trăm doanh nghiệp tên tuổi đều có mặt, đưa ra các chính sách giảm giá hấp dẫn, được người tiêu dùng, du khách rất quan tâm. Nhưng, nhìn chung các mặt hàng này thường tập trung tại các siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm thương mại. Riêng chợ truyền thống, phần nhiều do khách hàng và tiểu thương tự thỏa thuận, nên cũng tùy thuộc vào khả năng kỳ kèo, trả giá của người mua.
Chính vì vậy, nói như một lãnh đạo Sở Công thương TPHCM, để thúc đẩy phát triển du lịch, ngành công thương TP cần có sự hợp tác, kết nối chặt chẽ hơn với các sở ngành, trong đó Sở Du lịch TP đóng vai trò cầu nối chính. “Rõ ràng, khách đến TP có nhu cầu chi tiền nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí nhưng chúng ta vẫn chưa có giải pháp hút khách thực sự hiệu quả. Do vậy, việc cần làm chính là đón đầu, nắm bắt được những nhu cầu thực tế của khách để ta có thể phục vụ họ tốt hơn; đồng nghĩa, góp phần gia tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, kích thích xuất khẩu tại chỗ”, một lãnh đạo Sở Công thương nhận định.
Ở góc độ ngành du lịch, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP, phát biểu mục tiêu năm 2018 này, TP đón khoảng 7,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 25% so với năm 2017), 29 triệu lượt khách nội địa (tăng 15,2% so với cùng kỳ); tổng doanh thu ngành du lịch dự tính lên tới 138.000 tỷ đồng. Tất nhiên, đây là con số không dễ thực hiện nếu thiếu sự chung tay, hỗ trợ tích cực từ các sở ngành của TPHCM. Chẳng hạn, Sở Công thương sẽ kết nối với các doanh nghiệp, cùng Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, các hãng hàng không, hãng lữ hành… đưa ra các chính sách kích cầu tiêu dùng trong năm mới này.
Quan điểm xuyên suốt của TP chính là “đông tay vỗ kêu to”, nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của các sở ngành, từng địa phương trong việc chủ động phát huy thế mạnh của mình, cùng TP thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch. Mục tiêu hướng đến sự phát triển du lịch một cách ổn định, bền vững.
Mặc dù chưa có những số liệu thống kê chính xác, nhưng thực tế số mua hàng hiệu dạng này rất ít, bởi mục tiêu du khách đến Việt Nam đa phần là vui chơi, khám phá văn hóa, ẩm thực vùng miền. Ngược lại, khách nội địa từ các tỉnh có dịp đến TPHCM mua sắm khá đông. Chị Mai Thị Lệ, hướng dẫn viên outbound của một công ty lữ hành tại quận 1, cho biết: “Khách Việt kiều về nước hoặc khách quốc tế thường ghé các chợ truyền thống ở TPHCM để đặt mua đặc sản. Có người mua vài chục ký hàng là chuyện bình thường. Do vậy, nếu các chợ truyền thống cùng tiểu thương có chính sách chiết khấu, giảm giá ưu đãi đối với người mua thì hay quá”.
Được biết, hiện nay các chương trình khuyến mãi, giảm giá kích cầu tiêu dùng do Sở Công thương TPHCM phát động, các doanh nghiệp phối hợp tổ chức đã và đang tạo được sự hưởng ứng tích cực từ xã hội. Chẳng hạn như chương trình “Hội tụ hàng Việt - Đa dạng, phong phú”, hội chợ “Xúc tiến tiêu dùng - du lịch”… Bằng chứng là hàng trăm doanh nghiệp tên tuổi đều có mặt, đưa ra các chính sách giảm giá hấp dẫn, được người tiêu dùng, du khách rất quan tâm. Nhưng, nhìn chung các mặt hàng này thường tập trung tại các siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm thương mại. Riêng chợ truyền thống, phần nhiều do khách hàng và tiểu thương tự thỏa thuận, nên cũng tùy thuộc vào khả năng kỳ kèo, trả giá của người mua.
Chính vì vậy, nói như một lãnh đạo Sở Công thương TPHCM, để thúc đẩy phát triển du lịch, ngành công thương TP cần có sự hợp tác, kết nối chặt chẽ hơn với các sở ngành, trong đó Sở Du lịch TP đóng vai trò cầu nối chính. “Rõ ràng, khách đến TP có nhu cầu chi tiền nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí nhưng chúng ta vẫn chưa có giải pháp hút khách thực sự hiệu quả. Do vậy, việc cần làm chính là đón đầu, nắm bắt được những nhu cầu thực tế của khách để ta có thể phục vụ họ tốt hơn; đồng nghĩa, góp phần gia tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, kích thích xuất khẩu tại chỗ”, một lãnh đạo Sở Công thương nhận định.
Ở góc độ ngành du lịch, ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP, phát biểu mục tiêu năm 2018 này, TP đón khoảng 7,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 25% so với năm 2017), 29 triệu lượt khách nội địa (tăng 15,2% so với cùng kỳ); tổng doanh thu ngành du lịch dự tính lên tới 138.000 tỷ đồng. Tất nhiên, đây là con số không dễ thực hiện nếu thiếu sự chung tay, hỗ trợ tích cực từ các sở ngành của TPHCM. Chẳng hạn, Sở Công thương sẽ kết nối với các doanh nghiệp, cùng Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, các hãng hàng không, hãng lữ hành… đưa ra các chính sách kích cầu tiêu dùng trong năm mới này.
Quan điểm xuyên suốt của TP chính là “đông tay vỗ kêu to”, nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của các sở ngành, từng địa phương trong việc chủ động phát huy thế mạnh của mình, cùng TP thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch. Mục tiêu hướng đến sự phát triển du lịch một cách ổn định, bền vững.