Mặc dù, chính quyền và người dân địa phương đã chủ động phòng tránh bão, nhưng mức thiệt hại vẫn quá lớn. Tại tỉnh Hà Tĩnh, 63.000 căn nhà bị sập đổ, 3.100ha mặt nước nuôi trồng thủy sản bị lũ tràn, 1.000ha lúa đến kỳ thu hoạch bị mất trắng, 8.000ha cây ăn trái bị thiệt hại. Tại tỉnh Quảng Bình, bão đã làm 2 người chết, 4 người mất tích, 74 người bị thương, 60.000 căn nhà tốc mái, 4.645 nhà bị ngập, 144 nhà sập. Theo ước tính ban đầu, tổng thiệt hại do cơn bão gây ra tại Quảng Bình lên đến 3.400 tỷ đồng. Đây là con số quá lớn đối với tỉnh nghèo Quảng Bình, bởi thu ngân sách nhà nước năm 2016 toàn tỉnh chỉ đạt 3.067 tỷ đồng. Đó chưa phải là con số cuối cùng về thiệt hại.
Con người miền Trung vốn chịu thương chịu khó, can trường, nhưng thiên nhiên quá khắc nghiệt. Đất cằn sỏi đá, trời nắng hạn vừa dứt thì lũ bão lại ập đến, cuộc sống người dân khó khăn trăm bề. Người dân 4 tỉnh miền Trung vừa gượng dậy gian nan sau sự cố môi trường biển do Nhà máy Formosa gây ra. Biển mới hồi sinh, du khách bắt đầu quay trở lại, bà con ngư dân mới cải tạo lại hồ để thả cá tôm, và sửa lại thuyền cho những chuyến ra khơi. Niềm vui đang trở lại, người dân cả nước chia sẻ, kỳ vọng đồng bào miền Trung dũng mãnh vượt khó vươn lên. Vậy mà giờ đây cơn bão số 10 lại tàn phá khốc liệt.
Những nơi cơn bão vừa đi qua, trong cảnh ngổn ngang nhà cửa, trường lớp sập đổ, chính quyền địa phương đang cùng người dân tất bật dựng lại nhà; thầy trò cùng nhau dọn dẹp, sửa chữa trường lớp, hong khô sách vở, tiếp tục năm học mới. Lực lượng bộ đội, công an tỏa về khắp các làng xã giúp dân dựng lại nhà, dọn dẹp cây cối đổ ngã đổ. Ngành điện huy động lực lượng các tỉnh lân cận chi viện cho vùng thiên tai khôi phục lưới điện. Sáng 15-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra vùng thiên tai kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa bão, chỉ đạo công tác ứng phó hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả cơn bão. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chính quyền địa phương cùng lực lượng công an và quân đội cần phải sớm đưa người dân về lại cuộc sống bình thường. Việc đầu tiên là bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân, không để rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu cơm lạt muối, đứt bữa do bão số 10 gây ra”.
Máu chảy ruột mềm, với truyền thống lá lành đùm lá rách, TPHCM đang cùng cả nước hướng về miền Trung gian nan, chân thành sẻ chia, hỗ trợ bằng tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Hôm nay TPHCM có đoàn đại biểu ra thăm, cứu trợ đồng bào vùng thiên tai. Tấm lòng hào hiệp, nghĩa tình của người dân TPHCM lại đang tỏa sáng. Những ngày qua, cùng với Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan nhà nước ở TPHCM, trong các khu phố, chợ và các, tổ chức từ thiện, nhiều người hảo tâm đã nhiệt thành quyên góp cứu trợ. Chỉ trong sáng chủ nhật, Câu lạc bộ Doanh nhân Quảng Bình tại TPHCM đã tổ chức quyên góp được hơn 530 triệu đồng để kịp thời gửi về giúp đỡ quê nhà.
Ban Biên tập Báo SGGP cũng đang tổ chức vận động, tiếp nhận sự đóng góp giúp đỡ chân thành của bạn đọc để chia sẻ với đồng bào miền Trung ruột thịt, thiết thực giúp đồng bào bị thiên tai khắc phục hậu quả cơn bão số 10, tổ chức lại cuộc sống.
Tiền bạn đọc đóng góp cứu trợ, giúp đồng bào bị thiên tai ở miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 10 xin gửi về Ban Công tác bạn đọc - Chương trình xã hội Báo Sài Gòn Giải Phóng, 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM; ĐT: (028) 22111263. Hoặc chuyển qua tài khoản Báo SGGP: 310.10000. 231438 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM.
Con người miền Trung vốn chịu thương chịu khó, can trường, nhưng thiên nhiên quá khắc nghiệt. Đất cằn sỏi đá, trời nắng hạn vừa dứt thì lũ bão lại ập đến, cuộc sống người dân khó khăn trăm bề. Người dân 4 tỉnh miền Trung vừa gượng dậy gian nan sau sự cố môi trường biển do Nhà máy Formosa gây ra. Biển mới hồi sinh, du khách bắt đầu quay trở lại, bà con ngư dân mới cải tạo lại hồ để thả cá tôm, và sửa lại thuyền cho những chuyến ra khơi. Niềm vui đang trở lại, người dân cả nước chia sẻ, kỳ vọng đồng bào miền Trung dũng mãnh vượt khó vươn lên. Vậy mà giờ đây cơn bão số 10 lại tàn phá khốc liệt.
Những nơi cơn bão vừa đi qua, trong cảnh ngổn ngang nhà cửa, trường lớp sập đổ, chính quyền địa phương đang cùng người dân tất bật dựng lại nhà; thầy trò cùng nhau dọn dẹp, sửa chữa trường lớp, hong khô sách vở, tiếp tục năm học mới. Lực lượng bộ đội, công an tỏa về khắp các làng xã giúp dân dựng lại nhà, dọn dẹp cây cối đổ ngã đổ. Ngành điện huy động lực lượng các tỉnh lân cận chi viện cho vùng thiên tai khôi phục lưới điện. Sáng 15-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra vùng thiên tai kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa bão, chỉ đạo công tác ứng phó hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả cơn bão. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chính quyền địa phương cùng lực lượng công an và quân đội cần phải sớm đưa người dân về lại cuộc sống bình thường. Việc đầu tiên là bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân, không để rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu cơm lạt muối, đứt bữa do bão số 10 gây ra”.
Máu chảy ruột mềm, với truyền thống lá lành đùm lá rách, TPHCM đang cùng cả nước hướng về miền Trung gian nan, chân thành sẻ chia, hỗ trợ bằng tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Hôm nay TPHCM có đoàn đại biểu ra thăm, cứu trợ đồng bào vùng thiên tai. Tấm lòng hào hiệp, nghĩa tình của người dân TPHCM lại đang tỏa sáng. Những ngày qua, cùng với Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan nhà nước ở TPHCM, trong các khu phố, chợ và các, tổ chức từ thiện, nhiều người hảo tâm đã nhiệt thành quyên góp cứu trợ. Chỉ trong sáng chủ nhật, Câu lạc bộ Doanh nhân Quảng Bình tại TPHCM đã tổ chức quyên góp được hơn 530 triệu đồng để kịp thời gửi về giúp đỡ quê nhà.
Ban Biên tập Báo SGGP cũng đang tổ chức vận động, tiếp nhận sự đóng góp giúp đỡ chân thành của bạn đọc để chia sẻ với đồng bào miền Trung ruột thịt, thiết thực giúp đồng bào bị thiên tai khắc phục hậu quả cơn bão số 10, tổ chức lại cuộc sống.
Tiền bạn đọc đóng góp cứu trợ, giúp đồng bào bị thiên tai ở miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 10 xin gửi về Ban Công tác bạn đọc - Chương trình xã hội Báo Sài Gòn Giải Phóng, 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM; ĐT: (028) 22111263. Hoặc chuyển qua tài khoản Báo SGGP: 310.10000. 231438 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM.