Do đó, quy hoạch tổng thể vùng trồng giữa các địa phương, ưu tiên thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến thực phẩm... là hướng phát triển bền vững, giúp nhiều địa phương tìm đầu ra cho nông sản Việt.
Hiện nay, nông sản Việt Nam phát triển theo mùa vụ và chủ yếu bán ở dạng thô nên thời gian không giữ được lâu; trong khi đó, người tiêu dùng không thể tiêu thụ hết trong một thời gian ngắn. Mặt khác, thị trường xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Khi thị trường này có thay đổi hoặc tạm ngưng nhập khẩu, lập tức ảnh hưởng ngay đến người sản xuất. Bên cạnh đó, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, hàng hóa nông sản từ sản xuất đến tiêu dùng trải qua nhiều khâu trung gian. Người sản xuất thường bị ép giá ở mức thấp nhất, trong khi người tiêu dùng phải mua giá cao; còn lợi ích chảy hết vào túi nhà buôn, thương lái.
Theo phân tích của một số chuyên gia, lâu nay nền nông nghiệp của Việt Nam sản xuất không theo nhu cầu thị trường; nông dân thấy giá cao là đổ xô vào nuôi, trồng chứ ít quan tâm đến nhu cầu thị trường như thế nào, bán đi đâu. Điều này dẫn tới hệ lụy là nhiều địa phương đã phá vỡ quy hoạch, khiến cung vượt cầu, do đó nông sản thường bị ép giá. Để giải bài toán “được mùa, mất giá” cho nông sản Việt, đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt cần hướng tới phát triển ngành công nghiệp chế biến. Ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, cho rằng: “Việc đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp là xu hướng Việt Nam cần phải hướng tới. Hiện nay, giá trị xuất khẩu nông sản toàn cầu khoảng 310 tỷ USD nhưng giá trị nông sản tươi, thô chỉ đạt khoảng 40 tỷ USD; trong khi giá trị nông sản chế biến khoảng 270 tỷ USD. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải đi theo hướng chế biến, do nông sản của chúng ta thường mang tính mùa vụ”.
Một ví dụ điển hình là trong những năm qua, ngành điều phát triển được nhờ áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến. Năm 2010, xuất khẩu điều mới đạt hơn 1,1 tỷ USD, năm 2016, Việt Nam tiếp tục là quốc gia chế biến và xuất khẩu nhân hạt điều số 1 thế giới, với sản lượng chế biến 1,58 triệu tấn hạt điều thô, xuất khẩu 348.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2,86 tỷ USD.
Đây cũng là sự “gợi mở” để đem thành công cho các ngành hàng khác
Hiện nay, nông sản Việt Nam phát triển theo mùa vụ và chủ yếu bán ở dạng thô nên thời gian không giữ được lâu; trong khi đó, người tiêu dùng không thể tiêu thụ hết trong một thời gian ngắn. Mặt khác, thị trường xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Khi thị trường này có thay đổi hoặc tạm ngưng nhập khẩu, lập tức ảnh hưởng ngay đến người sản xuất. Bên cạnh đó, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, hàng hóa nông sản từ sản xuất đến tiêu dùng trải qua nhiều khâu trung gian. Người sản xuất thường bị ép giá ở mức thấp nhất, trong khi người tiêu dùng phải mua giá cao; còn lợi ích chảy hết vào túi nhà buôn, thương lái.
Theo phân tích của một số chuyên gia, lâu nay nền nông nghiệp của Việt Nam sản xuất không theo nhu cầu thị trường; nông dân thấy giá cao là đổ xô vào nuôi, trồng chứ ít quan tâm đến nhu cầu thị trường như thế nào, bán đi đâu. Điều này dẫn tới hệ lụy là nhiều địa phương đã phá vỡ quy hoạch, khiến cung vượt cầu, do đó nông sản thường bị ép giá. Để giải bài toán “được mùa, mất giá” cho nông sản Việt, đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt cần hướng tới phát triển ngành công nghiệp chế biến. Ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, cho rằng: “Việc đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp là xu hướng Việt Nam cần phải hướng tới. Hiện nay, giá trị xuất khẩu nông sản toàn cầu khoảng 310 tỷ USD nhưng giá trị nông sản tươi, thô chỉ đạt khoảng 40 tỷ USD; trong khi giá trị nông sản chế biến khoảng 270 tỷ USD. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải đi theo hướng chế biến, do nông sản của chúng ta thường mang tính mùa vụ”.
Một ví dụ điển hình là trong những năm qua, ngành điều phát triển được nhờ áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến. Năm 2010, xuất khẩu điều mới đạt hơn 1,1 tỷ USD, năm 2016, Việt Nam tiếp tục là quốc gia chế biến và xuất khẩu nhân hạt điều số 1 thế giới, với sản lượng chế biến 1,58 triệu tấn hạt điều thô, xuất khẩu 348.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2,86 tỷ USD.
Đây cũng là sự “gợi mở” để đem thành công cho các ngành hàng khác