Nội dung |
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 20-12-2018 đến ngày 10-1-2019.
Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy có 7,8% học sinh bỏ học, 21,1% học sinh có nguy cơ bỏ học, 31% học sinh bị căng thẳng, stress. Đáng nói, có đến 53,8% học sinh không có động lực học tập.
Hơn 30% học sinh bị căng thẳng, stress và 53% học sinh không có động lực học tập. Ảnh minh họa
Mặt khác, trước nguy cơ bạo lực học đường và xâm hại đang lan rộng, khảo sát cho thấy có đến 30% học sinh từng bị xâm hại trên môi trường mạng (đăng hình, thách thức, bêu xấu, hù dọa... thông qua mạng xã hội), 24,6% học sinh bị bắt nạt, hiếp đáp, 20,8% học sinh bị xâm hại tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, bêu xấu...).
Về thống kê các hành vi lệch chuẩn, khảo sát cho thấy chiếm đa số trong các hành vi lệch chuẩn là tình trạng học sinh nghiện game và internet (41,5%), kế đến là vi phạm nội quy trường học (40,2%).
Đáng chú ý, có đến 6,5% học sinh sử dụng chất gây nghiện, 5,7% học sinh vi phạm pháp luật, 2,8% học sinh từng phá thai, 0,8% học sinh từng có hành vi hủy hoại bản thân.
Trong đó, nguyên nhân của thực trạng nói trên xuất phát từ bản thân học sinh, môi trường học tập, môi trường xã hội, gia đình và do thiếu các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ trong nhà trường.