"Hồi ức Biệt động thành": Tri ân những chiến sĩ thầm lặng

Tối 27-12, Trường Đại học Văn hóa TPHCM tổ chức chương trình triển lãm kết hợp giao lưu, biểu diễn nghệ thuật “Hồi ức Biệt động thành”. Với thông điệp “Những anh hùng bất khuất - Những thế hệ tiên phong”, chương trình có nhiều hoạt động ý nghĩa.

DSC01398.JPG
Chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật “Hồi ức Biệt động thành”

Chương trình nghệ thuật do chính sinh viên dàn dựng, biểu diễn. Các màn trình diễn được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ âm nhạc, múa đến kịch đều mang đậm dấu ấn lịch sử, gợi nhắc về những trận đánh quan trọng và tinh thần kiên cường của lực lượng Biệt động thành.

z6173011872561_d454331296c7e116b4f0f8549eb4c278.jpg
Các tiết mục do sinh viên biểu diễn
Toà n thể người tham gia ctr.jpg
Đông đảo sinh viên tham dự chương trình

Điểm nhấn quan trọng của sự kiện là phần giao lưu với các nhân chứng lịch sử. Những câu chuyện được kể tái hiện lại một phần ký ức hào hùng. Các bạn trẻ được lắng nghe nhiều câu chuyện chân thực từ những người từng trực tiếp tham gia chiến đấu trong lực lượng.

Cô Vũ Minh Nghĩa, cựu chiến sĩ lực lượng Biệt động thành, chia sẻ: “Chúng tôi đã sống những ngày tháng không nghĩ đến bản thân, chỉ tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Sự hy sinh anh dũng của nhiều đồng chí là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần chiến đấu quên mình vì Tổ quốc".

Ông Trần Vũ Bình, con trai anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai, bày tỏ: “Cha tôi luôn nói rằng, sự hy sinh không bao giờ là vô ích khi chúng ta chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp. Hôm nay, khi nhìn thấy các bạn trẻ quan tâm đến câu chuyện Biệt động thành, tôi cảm thấy lịch sử đã được trân trọng và tiếp nối”.

Ảnh chụp Màn hình 2024-12-28 lúc 06.07.42.png
Cô Vũ Minh Nghĩa chia sẻ tại chương trình

Cùng với chương trình biểu diễn nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa TPHCM phối hợp Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tổ chức Triển lãm "Hồi ức Biệt động thành" từ ngày 25 đến 27-12.

z6173028476544_a14f8cb5655ddab9752355ce8c055f83.jpg
Khai mạc Triển lãm "Hồi ức Biệt động thành"
Sinh viên nghe kể về những trận đánh năm xưa.jpg
Sinh viên lắng nghe câu chuyện về những trận đánh năm xưa tại triển lãm. Ảnh: BTC

Ngoài ra, triển lãm còn có hoạt động tái hiện cách viết thư “ẩn” bằng nước bột giặt và nước được giã từ củ nghệ.

Lực lượng biệt động Sài Gòn ra đời trên cơ sở các đội tự vệ chiến đấu, được thành lập ngay sau ngày Nam Bộ kháng chiến 23-9-1945. Đây là lực lượng vũ trang đặc biệt, được xây dựng từ cơ sở, tồn tại và hoạt động, chiến đấu trong lòng địch ở đô thị.

Chương trình “Hồi ức Biệt động thành" do Lớp Đại học Quản lý Văn hóa 16.2 thuộc Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật - Trường Đại học Văn hóa TPHCM phối hợp Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tổ chức. Đây là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 57 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (30-1-1968 - 30-1-2025). Chương trình nhằm truyền cảm hứng yêu nước đến thế hệ trẻ, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, khơi gợi niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm gìn giữ các giá trị lịch sử, truyền thống.

Tin cùng chuyên mục