Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ và giải pháp”

Sáng 6-6, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ và giải pháp”.
Quang cảnh hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ và giải pháp". Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Quang cảnh hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ và giải pháp". Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thành phố, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II…

Các đồng chí tham gia chủ trì điều hành hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Các đồng chí tham gia chủ trì điều hành hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đồng chí Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Đồng chí Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã nêu rõ “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của thành phố mang tên Bác”.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ và giải pháp” với 4 nội dung được ra thảo luận: Một số quan điểm chung về không gian văn hóa; Phát huy vai trò của VH-NT trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Xây dựng không gian Văn hóa Hồ Chí Minh ở cơ sở; Đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên báo chí, xuất bản và mạng xã hội.

Chú trọng các thiết chế văn hóa

Chú trọng thiết chế văn hóa, con người trong Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng được Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI thông qua và đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Theo đồng chí Phạm Phương Thảo: “Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai nhiều năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, có nhiều chương trình, tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác đi vào lòng người. Tuy nhiên, công trình, thiết chế văn hóa gắn với Bác còn ít, tác phẩm văn học nghệ thuật chưa tương xứng với cuộc đời và tầm vóc của Bác, việc học tập và làm theo Bác cần phải triển khai sâu rộng hơn nữa. Những hạn chế cho thấy cần nâng cao nhận thức và hành động, cần làm tốt hơn công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, tổ chức thực hiện, cần phấn đấu để vươn tới những giá trị chân thiện - mỹ trong tác phẩm văn học nghệ thuật, trong khắc họa hình tượng Bác”.

Đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

PGS.TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn hóa TPHCM, cho biết: “Cần có quy hoạch tổng thể xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh gắn với bản sắc của thành phố, gắn liền với những bối cảnh tự nhiên, văn hóa cụ thể của từng vùng, khu vực. Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, cần thiết phải có quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất để tạo không gian văn hóa vật thể trước. Đó là các thiết chế văn hóa, các không gian cảnh quan, các công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn với hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi có không gian văn hóa vật thể mới có cơ sở để truyền tải những giá trị phi vật thể như tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các giá trị vật thể đó để dần dần thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân”.

“Việc xây dựng vận hành các thiết chế văn hóa vô cùng quan trọng. Ngoài việc xây dựng các thiết chế văn hóa mới, thành phố cần chú trọng đến các thiết chế văn hóa truyền thống bởi 50 năm qua khi các thiết chế văn hóa cũ giảm đi thì các thiết chế văn hóa mới hầu như chưa có một công trình nào xứng tầm. Việc phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố cần được lưu ý”, ông chia sẻ thêm.

PGS. TS Lâm Nhân chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

PGS. TS Lâm Nhân chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Lan tỏa có chiều sâu và mềm mại qua các tác phẩm văn học nghệ thuật

Vai trò quan trọng của văn học - nghệ thuật đóng góp trong việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tập trung vào một số nội dung trọng tâm: giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nhất là phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa, con người TPHCM trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; xây dựng môi trường, đời sống văn hóa lành mạnh; xây dựng ngành công nghiệp văn hóa.

Sinh thời, Bác Hồ từng khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy!”. Trong những năm chiến tranh giải phóng dân tộc, mặt trận văn hóa nghệ thuật hết sức nóng bỏng, và các văn nghệ sĩ chính là những người đóng vai trò quan trọng, hết sức ý nghĩa, góp phần to lớn vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến, đem lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Cuộc sống sôi động của thành phố trong những năm đổi mới vừa qua đã in đậm dấu ấn của hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Khách tham quan triển lãm nhiếp ảnh chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Khách tham quan triển lãm nhiếp ảnh chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

PGS.TS Vũ Quang Đạo, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, chia sẻ: “Việc hiện thực hóa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở thành phố mang tên Bác vừa đặt ra những yêu cầu bức thiết, vừa tạo ra những cơ hội mới để lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và các văn nghệ sĩ của thành phố thể hiện tâm huyết, tài năng của mình, góp phần làm cho không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở đây trở thành một không gian thấm đẫm tình Người, vừa tiên tiến, hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc của văn hóa đất phương Nam. Chúng ta từng có “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người”. Mong rằng sẽ có nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của thành phố xuất hiện những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật sâu sắc, đa dạng, phong phú, đi vào lòng người, đóng góp những viên gạch xây nền móng cho không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.

Theo TS Nguyễn Thành Đạt, Phó Trưởng khoa Khoa Kiến thức cơ bản, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM, để không gian văn hóa Hồ Chí Minh thực sự là nơi lưu giữ, tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của Bác thì xây dựng hình tượng Người trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật mới rất cần thiết. Việc tiếp tục hình thành các ý tưởng tác phẩm về Người trong không gian văn hóa sẽ làm cho nét đẹp văn hóa, con người Hồ Chí Minh thấm sâu, lan tỏa hơn nữa vào con người thành phố và trở thành mạch nguồn sức mạnh đặc trưng của người dân thành phố.

“Sáng tạo hình tượng Bác Hồ trên màn ảnh rộng là niềm vinh dự, niềm cảm hứng lớn, nhưng cũng là thách thức nghệ thuật. Những đòi hỏi khắt khe của nguyên mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhân vật đặc biệt, mẫu mực, cần phải hết sức thận trọng, đòi hỏi công phu. Trong quá trình xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, cần thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ qua các hình thức và bộ môn nghệ thuật phong phú, hiệu quả hơn nữa… Trên cơ sở định hướng xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, cần có chính sách đầu tư, sản xuất, chế tác các tác phẩm khắc họa chân dung Hồ Chí Minh gắn với lịch sử phát triển văn hóa, con người thành phố”, TS Nguyễn Thành Đạt bày tỏ.

PGS.TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn hóa TPHCM phát biểu tại hội thảo: “Để nói cho người dân nghe, hiểu bằng lý thuyết suông sẽ rất khó, chúng ta cần cụ thể hóa thông qua các hoạt động. Những hoạt động nên cụ thể và mở rộng để chuyển tải không gian văn hóa Hồ Chí Minh đến mọi người để họ thấm, hiểu từ từ. Muốn xây dựng thành công rất cần có chiến lược dài hơi trong vấn đề đào tạo những con người - “máy cái” trong tổ chức triển khai, vận hành. Tất nhiên, đi cùng công việc này cần phải có thiết chế văn hóa truyền thống và thiết chế văn hóa mới - đó là các nhà hát, công viên, các cơ sở hoạt động văn hóa, gắn với hoạt động của Bác".

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM:

Tổ chức đồng bộ các giải pháp phù hợp thực tiễn

Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, một khái niệm mới, có nội hàm rộng. Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ, giải pháp” góp phần làm rõ thêm khái niệm, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ; đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, gợi mở việc tổ chức đồng bộ những giá trị bền vững nhằm xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TPHCM.

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải phát biểu chỉ đạo, định hướng một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải phát biểu chỉ đạo, định hướng một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Thay mặt Thường trực Thành ủy TP, đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy TP tiếp thu đầy đủ các nội dung để tham mưu, bổ sung, hoàn chỉnh Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ TP về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TPHCM; đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để các tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị vận dụng, triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM:

Đầu tư thiết chế văn hóa, sáng tác văn học nghệ thuật

TPHCM có vị trí đặc biệt, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, là địa phương duy nhất vinh dự được mang tên Bác. Những năm qua thành phố đã triển khai xây dựng nhiều công trình văn hóa, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhưng đây là lần đầu tiên chủ trương xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, được sự quan tâm của nhân dân cả nước.

Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, phát biểu đánh giá kết quả hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, phát biểu đánh giá kết quả hội thảo. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Ngoài một số thiết chế văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh như Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (nơi Người từng theo học), Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm - quận 5 (nơi Bác ở 9 tháng trước khi ra đi tìm đường cứu nước), Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh… thành phố cần quan tâm quy hoạch đề án riêng về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh gắn với chiến lược phát triển văn hóa Thành phố đến năm 2035; tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới một số công trình thiết chế văn hóa mang tính đặc trưng, tiêu biểu để hình thành nên nét riêng đặc trưng cốt lõi của không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TPHCM.

Vai trò quan trọng của văn học - nghệ thuật đóng góp trong việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tập trung vào một số nội dung trọng tâm: giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nhất là phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa, con người TPHCM trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; xây dựng môi trường, đời sống văn hóa lành mạnh; xây dựng ngành công nghiệp văn hóa. Từ thực tiễn phong phú ở cơ sở, các tham luận tập trung vào những yếu tố: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân; chú trọng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh phải được tập trung và làm trước trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể là cơ sở để nhân rộng, lan tỏa và hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục