Chủ trì hội thảo có: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực II; các nhà khoa học; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành thuộc khu vực Đông Nam bộ gồm: TPHCM, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu chỉ đạo và đề dẫn tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết, hội thảo là dịp để chúng ta nhìn lại một năm sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24, cùng với năm nghị quyết về phát triển các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, đã nâng tầm liên kết vùng trở thành một điểm nhấn quan trọng của nhiệm kỳ Đại hội XIII, góp phần phục vụ việc tổng kết, đánh giá chủ trương quan trọng này qua 40 năm đổi mới, chuẩn bị một bước cho việc xây dựng các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đặc biệt, đây là hoạt động có nhiều ý nghĩa nhằm cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết số 24 vào thực tiễn của các địa phương trong vùng, nhất là tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường phát biểu tại hội thảo |
Vùng Đông Nam bộ là vùng động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của cả nước, nằm ở vị trí địa - chiến lược và địa - kinh tế rất quan trọng của khu vực Đông Nam Á, Tiểu vùng sông Mêkông và Việt Nam; là cửa ngõ ra biển Đông của nước ta, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, kết nối với tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp bậc nhất thế giới, kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Đông Nam bộ tiếp giáp và là cầu nối của 3 vùng, tiểu vùng kinh tế - xã hội khác là: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có thể kết nối thuận tiện trong nước, quốc tế bằng cả 5 phương thức vận tải. Vùng có tài nguyên biển phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên chiến lược dầu mỏ; có nguồn nhân lực dồi dào, con người cần cù, đổi mới, sáng tạo, có tinh thần doanh nhân vượt trội; tài nguyên nhân văn phong phú; truyền thống cách mạng, kiên cường, trung dũng.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo |
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đặt ra của bối cảnh mới, ngày 7-10-2022 Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TƯ với mục tiêu nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của Vùng Đông Nam bộ với tầm nhìn đến giữa thế kỷ 21. Tiếp đó, ngày 23-11-2022, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị với 5 quan điểm phát triển, đề ra tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đến năm 2030 cùng với một số chỉ tiêu cụ thể, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được cụ thể hoá thêm một bước, giúp các địa phương trong vùng tận dụng tốt lợi thế, tiềm năng và tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế trên con đường phát triển.
Các đại biểu tham dự hội thảo |