Hội thảo diễn ra liên tục trong 3 ngày, từ ngày 3 đến ngày 5-7, được chia thành 11 phiên làm việc với 31 báo cáo chuyên đề được trình bày bởi hơn 50 chuyên gia quốc tế đến từ 9 quốc gia trên thế giới gồm Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Hungary, Trung Quốc, CH Séc cùng sự tham gia của nhiều học giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các khoa chuyên ngành về Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Tài chính, Tự động hóa ở Việt Nam.
Đặc biệt trong số đó rất nhiều nghiên cứu và đề xuất mang tính thực tiễn cao đến từ các nước có nền công nghệ thông tin phát triển ưu việt như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada,...
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ nguyên của công nghệ số và dữ liệu. Sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật tiên tiến trong điện toán đám mây, nền tảng công nghệ kết nối Internet vạn vật đã tạo nguồn dữ liệu khổng lồ từ mọi mặt của đời sống xã hội, của sản xuất và kinh doanh.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Anh Đào – Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Đại học Đông Á cho biết: “Chúng ta có quyền mơ ước từ sau hội thảo Data science này, ngành đào tạo khoa học dữ liệu tại Việt Nam sẽ được mở để góp phần đào tạo ra những nhà thông thái biết khai thác tích hợp kho dữ liệu ngày một khổng lồ thành những con số biết nói, những công thức ngăn chặn được bệnh tật, những phát minh mới đóng góp cùng thế giới.”.
Để giám sát một quy trình tuần tự, một công cụ thống kê chính đó là kiểm soát quy trình thống kê (SPC). Công cụ này được sử dụng chủ yếu để giám sát các dây chuyền sản xuất trong các ngành sản xuất trong nhiều thập kỷ qua. Với nhiều phương pháp mới và linh hoạt được phát triển trong nghiên cứu SPC gần đây, SPC có thể cung cấp một công cụ hiệu quả để xử lý nhiều ứng dụng dữ liệu lớn trong kinh doanh, tài chính và công nghiệp.
Các dịch vụ dựa trên dữ liệu này bao gồm: (1) phát triển nền tảng kỹ thuật số dựa trên trực quan hóa sản phẩm ảo để chia sẻ dữ liệu sản phẩm ở các cấp độ khác nhau, phá vỡ ranh giới và thực hiện việc thiết cũng như sản xuất có tương tác trực tiếp với người tiêu dùng; (2) xây dựng các hệ thống giám sát chuỗi cung ứng tổng thể để kiểm soát tất cả các sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu tiên chẳng hạn như sản xuất sợi cho đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng là quần áo và các giai đoạn mua bán; (3) xây dựng các hệ thống đề xuất sản phẩm bằng các thông số kỹ thuật có liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng về các đặc tính cũng như chức năng của thời trang; (4) xây dựng chuỗi cung ứng và sản xuất linh hoạt tối ưu hóa dựa trên dữ liệu, để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất tùy chỉnh đa dạng bằng một loạt các nhà máy nhỏ trong cùng mạng lưới; (5) xây dựng hệ thống mạng lưới marketing để thực hiện dự báo trực tuyến hành vi của người tiêu dùng và dự đoán các thị trường cuối cùng.
Tiếp sau 3 phiên làm việc chung và 8 phiên làm việc chuyên đề của DSBFI 2019 là khóa đào tạo về Học máy căn bản và ứng dụng do GS. Cedric Heuchenne đến từ Đại học Liege, Bỉ trực tiếp giảng dạy. Khóa học được tổ chức từ ngày 6 đến 11-7 tại Trường Đại học Đông Á, dành cho các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học dữ liệu.
Năm 2018, Cơ quan cơ sở dữ liệu Hàn Quốc (K-DATA) trực thuộc Chính phủ Hàn Quốc cũng đã chuyển giao gói tài trợ phần mềm trị giá 1 triệu USD phục vụ việc thực hành và phát triển kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực dữ liệu cho sinh viên Đại học Đông Á. Hoạt động này nhằm phát triển quan hệ song phương trong ngành công nghiệp dữ liệu hai nước cũng như thúc đẩy hệ thống dữ liệu trong giáo dục nói riêng. |