Thảm họa đó đã cướp đi mạng sống của 19.000 người. Nhưng các học sinh còn sống sót đã đứng dậy với khát vọng mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu.
Nhân tưởng niệm 7 năm xảy ra thảm họa trên, các nhà ngoại giao, nhân viên và đại diện thanh niên LHQ đã tập trung lắng nghe bài thuyết trình của Satsuki Sekine về tình hình hiện tại ở tỉnh Fukushima. Nữ sinh 17 tuổi này kể lại cơn sóng thần đã cướp đi cuộc sống yên bình của gia đình em ở Tomioka như thế nào khi em mới 10 tuổi. Nỗi sợ bị phơi nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi gần đó sau thảm họa đã buộc gia đình em phải tìm nơi ẩn náu tại một thành phố gần Tokyo. Chìm vào cơn trầm cảm nặng, cô gái trẻ thậm chí có lúc muốn tìm đến cái chết. Nhưng sau khi trở về Fukushima và vào trường trung học, em đã tìm ra cách đương đầu với thực tại. Em giải thích trên tờ Japan Times: “Tôi có thể đối mặt với những khó khăn của đời sống, không chỉ của riêng tôi mà cả xã hội. Bây giờ, học sinh trung học ở Nhật Bản đồng cảm hơn về cảnh ngộ của những người gặp rủi ro do thiên tai gây ra, như hàng triệu người đang tị nạn trên thế giới”.
Cũng đến từ Tomioka, Takamasa Sato nhớ lại cuộc sơ tán của em tới thành phố Koriyama cách đó khoảng 60km. Mặc dù nằm trong một khu vực an toàn, em đã chứng kiến những tin đồn tạo ra sự hỗn loạn cho những người trong và ngoài khu vực di tản. Kinh nghiệm đó khiến em quan tâm tới các nghiên cứu về phương tiện truyền thông, bao gồm cả các phương tiện truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng lớn.
Còn với Ryo Endo, sinh ra ở Okuma - địa điểm của nhà máy hạt nhân Fukushima - em cũng nhận ra cuộc sống của em sẽ không bao giờ trở về bình thường sau thảm họa động đất sóng thần. Với dự đoán rằng việc ngừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân sẽ mất từ 30 đến 40 năm, em giải thích rằng điều đó đã khuyến khích em muốn trở thành một kỹ sư hạt nhân. Sau khi tham dự các hội thảo khoa học, chàng trai 17 tuổi này muốn mang những công nghệ tiên tiến hơn áp dụng vào các nhà máy điện hạt nhân để không gây ra sự cố rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng như Fukushima. “Tôi nghĩ vấn đề này không chỉ đối với Fukushima mà còn cho cả thế giới”, Endo nói trong bài diễn văn tại LHQ. Wataru Inoue, người đã chứng kiến tận mắt sự tàn phá khi sóng thần quét qua các ngôi nhà, xe hơi và những người trong khu phố của mình, giờ đây muốn nghiên cứu về năng lượng tái tạo như là một sự thay thế cho điện hạt nhân. “Tôi muốn nói với mọi người trên thế giới về nguy cơ của các nhà máy điện hạt nhân”, em giải thích.
Cứ như vậy, qua thảm họa, các học sinh này nhận thức được lĩnh vực cần nghiên cứu, có thể dùng kinh nghiệm cá nhân phục vụ cho lợi ích của người khác thông qua các nghiên cứu nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.
Nhân tưởng niệm 7 năm xảy ra thảm họa trên, các nhà ngoại giao, nhân viên và đại diện thanh niên LHQ đã tập trung lắng nghe bài thuyết trình của Satsuki Sekine về tình hình hiện tại ở tỉnh Fukushima. Nữ sinh 17 tuổi này kể lại cơn sóng thần đã cướp đi cuộc sống yên bình của gia đình em ở Tomioka như thế nào khi em mới 10 tuổi. Nỗi sợ bị phơi nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi gần đó sau thảm họa đã buộc gia đình em phải tìm nơi ẩn náu tại một thành phố gần Tokyo. Chìm vào cơn trầm cảm nặng, cô gái trẻ thậm chí có lúc muốn tìm đến cái chết. Nhưng sau khi trở về Fukushima và vào trường trung học, em đã tìm ra cách đương đầu với thực tại. Em giải thích trên tờ Japan Times: “Tôi có thể đối mặt với những khó khăn của đời sống, không chỉ của riêng tôi mà cả xã hội. Bây giờ, học sinh trung học ở Nhật Bản đồng cảm hơn về cảnh ngộ của những người gặp rủi ro do thiên tai gây ra, như hàng triệu người đang tị nạn trên thế giới”.
Cũng đến từ Tomioka, Takamasa Sato nhớ lại cuộc sơ tán của em tới thành phố Koriyama cách đó khoảng 60km. Mặc dù nằm trong một khu vực an toàn, em đã chứng kiến những tin đồn tạo ra sự hỗn loạn cho những người trong và ngoài khu vực di tản. Kinh nghiệm đó khiến em quan tâm tới các nghiên cứu về phương tiện truyền thông, bao gồm cả các phương tiện truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng lớn.
Còn với Ryo Endo, sinh ra ở Okuma - địa điểm của nhà máy hạt nhân Fukushima - em cũng nhận ra cuộc sống của em sẽ không bao giờ trở về bình thường sau thảm họa động đất sóng thần. Với dự đoán rằng việc ngừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân sẽ mất từ 30 đến 40 năm, em giải thích rằng điều đó đã khuyến khích em muốn trở thành một kỹ sư hạt nhân. Sau khi tham dự các hội thảo khoa học, chàng trai 17 tuổi này muốn mang những công nghệ tiên tiến hơn áp dụng vào các nhà máy điện hạt nhân để không gây ra sự cố rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng như Fukushima. “Tôi nghĩ vấn đề này không chỉ đối với Fukushima mà còn cho cả thế giới”, Endo nói trong bài diễn văn tại LHQ. Wataru Inoue, người đã chứng kiến tận mắt sự tàn phá khi sóng thần quét qua các ngôi nhà, xe hơi và những người trong khu phố của mình, giờ đây muốn nghiên cứu về năng lượng tái tạo như là một sự thay thế cho điện hạt nhân. “Tôi muốn nói với mọi người trên thế giới về nguy cơ của các nhà máy điện hạt nhân”, em giải thích.
Cứ như vậy, qua thảm họa, các học sinh này nhận thức được lĩnh vực cần nghiên cứu, có thể dùng kinh nghiệm cá nhân phục vụ cho lợi ích của người khác thông qua các nghiên cứu nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.