>>> Phỏng vấn ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng:
“Chúng tôi cảm ơn cá nhân, tổ chức, người dân đồng hành cùng chính quyền Đà Nẵng trong việc phòng chống và khắc phục cơn bão số 4”, ông Chinh nói.
Đối với các trường, trung tâm ở địa bàn thấp trũng, bị ngập lụt hoặc cơ sở vật chất bị ảnh hưởng, chưa kịp khắc phục sẽ đề xuất thời gian cho trẻ mầm non, học sinh, học viên đi học trở lại phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, các trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học sau bão (thời gian, thời lượng, lịch, hình thức... tổ chức dạy học) đảm bảo chương trình theo khung thời gian năm học; nắm tình hình gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non, học sinh, học viên bị ảnh hưởng nặng do bão để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo việc tổ chức dạy học được tiến hành thuận lợi.
* Sáng cùng ngày, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng thông báo cho người dân đi lại bình thường và cho người dân đi sơ tán về lại nơi ở kể từ 11 giờ ngày 28-9 (trừ các hoạt động tắm biển và đi lại, đánh bắt trên biển, sông, suối...).
Đối với việc cho người dân đi sơ tán về lại nơi ở, đề nghị UBND các quận huyện chủ trì phối hợp với Công an TP Đà Nẵng và các đơn vị liên quan kiểm tra các khu vực nhà dân để đảm bảo an toàn kêt cấu, an toàn điện, ngập nước và các rủi ro khác, đảm bảo cho người dân trở về nhà an toàn, đồng thời không đề xảy ra tai nạn, sự cố đáng tiệc,
Cán bộ, công chức, viên chức đi làm lại bắt đầu từ 13 giờ 30 phút ngày 28-9.
Ban Quản lý Khu công nghiệp và khu công nghệ cao, các doanh nghiệp,... chủ động thông báo thời gian cho công nhân, người lao động đi làm việc lại phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Các sở ban, ngành và địa phương,... theo dõi tình hình thiên tai và tùy tình hình thực tế để sớm khôi phục và triển khai các hoạt động của ngành, địa phương.
Theo thống kê, tính đến 9 giờ ngày 28-9, qua báo cáo từ các ngành địa phương, TP Đà Nẵng không có thiệt hại về người do bão số 4 gây ra. 1 trường hợp chuyển dạ sinh trong bão đã được Bộ Chỉ huy Quân sự điều xe cấp cứu hỗ trợ kịp thời. Khu vực neo đậu tàu thuyền Âu thuyền Thọ Quang, Hói Kiểng,... đảm bảo an toàn, không có sự cố về tính mạng của ngư dân.
Một số thiệt hại về tài sản: 7 nhà dân bị tốc mái; 3340 trạm biến áp bị mất điện; việc cấp nước sinh hoạt bị gián đoạn tại một số thời điểm, tuy nhiên đã khôi phục hoàn toàn hệ thống cấp nước vào 7 giờ sáng 28-9; khoảng 1841 cây xanh đô thị bị ngã đổ; trụ sở của một số cơ quan, đơn vị bị hư hỏng nhẹ; 13 trường bị ngã tường rào, tốc mái, dịch vụ internet, truyền hình của một số hộ dân bị gián đoạn do một số trạm BTS bị sự cố.
Tại Âu thuyền Thọ Quang, có 2 phao bù bị trôi dạt trong Âu thuyền; chìm 2 ghe nhỏ, mắc cạn 1 tàu BĐ 97746; đứt dây 7 tàu ở khu vực Hải đội 2.