Nhiều người cho rằng, suốt buổi nói chuyện dài, “chuyên gia” chia sẻ thiếu từ ngữ chuyên ngành về tâm lý học, thiếu thuyết phục và nguy hiểm nhất là liên tục nhắc đến nguy cơ tự sát của những người bị rối loạn lưỡng cực.
Chị Trần Nam Anh (31 tuổi, ngụ quận 9, TPHCM hiện đang theo học chuyên ngành tâm lý học) cho biết, từng tham gia nghe buổi nói chuyện của cô Pepper.
“Thoạt tiên, mình nghe thấy truyền cảm hứng tích cực. Cô ấy nắm bắt được những trăn trở của phụ nữ trong gia đình, các mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi. Nếu chỉ là câu chuyện truyền cảm hứng kêu gọi hãy yêu bản thân nhiều hơn, nói về lối sống tự do thì không có gì để nói. Nhưng sau này, khi cô đi sâu vào các vấn đề trị liệu tâm lý, tâm bệnh thì khác. Để làm được điều này, đòi hỏi rất nhiều về chuyên môn nhưng mình thấy nhiều chia sẻ của cô ấy thiếu thuyết phục”, chị nhận xét.
Từ vài năm nay, cô Pepper đã tổ chức rất nhiều khóa học về tâm lý. Nhiều học viên từ tỉnh thành lặn lội đến TPHCM tham gia các lớp học. Bên cạnh đó, nhiều video clip tư vấn về kỹ năng, tâm lý được chia sẻ ở một số trường đại học, trên truyền thông, YouTube, mạng xã hội… mà người xem phần lớn là các bạn trẻ.
Nhiều học sinh, sinh viên hay người đã ra trường dễ bị dẫn dắt bởi những điều gọi là “tư tưởng mới”. Có những thông tin, chia sẻ của cô Pepper mang tên “những lời khuyên đắt giá”, nghe qua tưởng như hợp lý, rất bốc và câu view nhưng khi nói vào những thứ sâu hơn về trị liệu, tâm bệnh thì có vấn đề.
Trong khi đó, Fanpage chia sẻ của cô Pepper thu hút tới hơn 700.000 người theo dõi. Bạn Võ Thị Ánh Ngọc (29 tuổi, ngụ quận 5, TPHCM) nói: “Có nhiều chuyện nghe cũng ổn, nhưng có nhiều chuyện càng nghe càng rối. Thời gian trước, tôi rất sốc khi xem bài đăng trên YouTube cô ấy chia sẻ rằng: “Pepper thấy nhiều cuộc hôn nhân đi theo công thức tìm hiểu sau đó yêu, sau đó kết hôn và làm tình. Pepper đi ngược lại… Việc của chúng ta cần làm là tìm hiểu nhau ít ít thôi, hiểu nhau vừa vừa thôi. Ví dụ như tìm hiểu nhau 3 tháng thôi, thấy người đó ổn rồi, thấy người đó là người mà mình muốn chọn làm cha của con mình thì mình bắt đầu leo vô làm tình đi… Các bạn nên đi theo những bước của Pepper”. Trời ơi, tình yêu đôi lứa mà cô ấy phán rằng chúng ta nên tìm hiểu nhau ít thôi và hãy làm tình đi. Phát ngôn như vậy rồi ảnh hưởng đến lớp trẻ suy nghĩ lệch lạc y vậy thì… toang thật chứ không đùa”.
Bởi tất cả những video được chia sẻ trên mạng xã hội, trên YouTube, ai cũng có thể mở xem. Rõ ràng không thể ngăn cản chuyện các bạn trẻ lựa chọn nghe tư vấn như thế nào. Tuy nhiên, khi không ít chuyên gia tâm lý từng khẳng định, những chia sẻ của cô Pepper sai lầm về phương pháp, kiến thức chuyên ngành, đi ngược giá trị truyền thống, phản giáo dục thì việc người trẻ học được gì từ những chia sẻ ấy là chuyện đáng quan tâm q