Tuy nhiên, một nghịch lý là tình trạng thất nghiệp đối với trình độ ĐH và sau ĐH lại chiếm tỷ lệ rất cao, đồng thời nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ Cao đẳng (CĐ) lại luôn cao hơn, thời gian học ngắn hơn, học phí lại rẻ hơn so với trình độ ĐH. Trong khi đó, con đường vào các trường CĐ hiện nay lại rất rộng mở (chỉ cần tốt nghiệp THPT phổ thông); không những vậy sinh viên còn được cam kết, thậm chí ký hợp đồng đảm bảo 100% có việc làm ngay từ năm nhất.
Ký hợp đồng "bao" 100% sinh viên có việc làm
Từ năm 2017, các trường cao đẳng nghề, CĐ chính quy (gọi chung là CĐ) tách khỏi Bộ GD-ĐT và trực thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, với sự nỗ lực của các trường CĐ như: thay đổi chương trình đào tạo, đào tạo gắn kết với doanh nghiệp sử dụng lao động... đã giúp cho người học an tâm hơn khi tốt nghiệp.
Đặc biệt, có trường còn có cách làm “xưa nay hiếm” là ký cam kết đảm bảo việc làm với sinh viên, phụ huynh sau khi tốt nghiệp. Điều này đã tạo niềm tin vững chắc và sự an tâm cho người học khi theo học CĐ. Thêm vào đó, cơ hội học liên thông lên ĐH và sau đó là sau đại học được thuận lợi hơn trước đây.
Bên cạnh đó, sinh viên theo học các trường CĐ thuộc Bộ LĐTB-XH ngoài việc hy vọng thời gian học ngắn hơn, ra trường dễ kiếm việc làm hơn, thì còn thêm sự an tâm khi được nhiều trường ký cam kết đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp sẽ có việc làm.
Trước khi ký hợp đồng, trường đã mời các em sinh viên và phụ huynh tìm hiểu, đọc kỹ các quy định, các điều khoản trước khi ký hợp đồng cùng với nhà trường. Do đó, khi ký hợp đồng nhà trường sẽ có trách nhiệm với sinh viên cũng như sinh viên phải có nghĩa vụ hoàn thành các điều khoản trong hợp đồng.
Năm đầu tiên, trường cùng với 794 sinh viên đã cùng ký hợp đồng cam kết lo việc làm sau khi ra trường. Sau 4 tháng sinh viên tốt nghiệp, nếu không giới thiệu được việc làm, nhà trường sẽ hoàn trả 50% học phí. Kết quả của việc làm này là hàng ngàn sinh viên của trường ở các ngành học như: dược, kỹ thuật, kinh tế... đã có việc làm ngay khi tốt nghiệp. Đặc biệt, nhiều ngành khi đi thực tập tại doanh nghiệp đã được doanh nghiệp trả lương.
Và hiện nay, cách làm này của nhà trường đã thật sự tạo niềm tin và hiệu ứng tốt trong xã hội trước thực tế học tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động có trình độ ĐH trở lên đang chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong khi đó, ở các trường ĐH thì việc ký hợp đồng cam kết việc làm cho sinh viên chưa có trường nào dám thực hiện vì sinh viên quá đông, thứ hai là sức hút vào ĐH cũng quá lớn và sinh viên thường ảo tưởng có bằng ĐH mới dễ xin việc.
Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp
Để thực hiện ký hợp đồng cam kết việc làm cho sinh viên thì trước hết nhà trường phải có sự chuẩn bị rất tốt về các điều kiện như quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, chương trình đào tạo phải gắn chặt với điều kiện làm việc thực tế của doanh nghiệp. Đặc biệt, với những trường đa ngành thì việc hợp tác với doanh nghiệp thì để tạo điều kiện cho sinh viên tất cả các ngành có nơi thực tập, thực hành, làm việc lại càng khó hơn.
Đánh giá về việc làm này, TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) khẳng định: Về nguyên tắc đây là cách làm tốt thể hiện cam kết của nhà trường với người học và đòi hỏi sự cố gắng liên tục đầu tư lớn hơn từ nhà trường, người học và doanh nghiệp. Điều này cho thấy cách tiếp cận mới thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý nhà trường khi ký hợp đồng với doanh nghiệp cần thỏa thuận mức lương và điều kiện làm việc cùng các mối quan hệ lao động của doanh nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp, để có mức lương tối thiểu là bao nhiêu để tránh trường hợp có việc làm nhưng lương bèo bọt thì sinh viên tốt nghiệp khó chấp nhận.
Ngày 28-11-2018, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, theo đề nghị của bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Quyết định chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn căn cứ Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020. Trong quyết định nói trên, Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập trường theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. |