Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn

Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm qua, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Chỉ thị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại Chỉ thị số 05 ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị, nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. 

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của văn hoá dân tộc, một thứ vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng và nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại các hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tha hoá, xuống cấp về đạo đức xã hội, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. 

 

Những tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác, những câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, về đạo đức cách mạng cần - kiệm - liêm - chính - chí công - vô tư luôn được lan tỏa trong đời sống xã hội.

Báo SGGP online đã đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác. Đó đều là những con người bình dị luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, lao động, những con người hằng ngày thầm lặng trên tất cả các mặt trận khác nhau, nhưng tựu chung lại họ đều là những tấm gương sáng để mỗi chúng ta soi vào, nỗ lực vươn lên, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp như Bác Hồ hằng mong mỏi.

Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 4
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 5
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 6
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 7

Đã tròn 6 năm cô giáo Đinh Thị Huyền Trang đứng lớp ở điểm trường Ka Oóc, một trong những bản khó khăn nhất của xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Đó cũng là chuỗi thời gian cứ vào sáng thứ 2 hàng tuần, cô lại khăn gói vượt gần 60km từ nhà ở thị trấn Quy Đạt để lên điểm trường. Cũng trong 6 năm đó, cô chưa một lần được đưa con mình đi khai giảng, đi học, bởi cô còn bận cặm cụi chăm lo miếng ăn, giấc ngủ cho những đứa trẻ người Khùa, người Mày ở vùng biên giới.

Đường sá khó khăn, ngôn ngữ bất đồng, tiền lương ít ỏi nhưng khi chứng kiến cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn của những người dân địa phương, chứng kiến những đứa trẻ còi cọc vạ vật theo mẹ lên nương rẫy, cô cảm thấy những khó khăn của bản thân quá nhỏ bé.

Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 8

Đinh Thị Huyền Trang đã lặn lội đến từng nhà, lên tận rẫy để vận động cho trẻ đến trường; tìm tòi các phương pháp giáo dục phù hợp với thể chất, năng lực của trẻ...

Để giúp trẻ hứng thú đến trường, Trang đã học cách tạo ra những biểu tượng yêu thương dán ở cửa lớp học để các con chọn cách chào và bày tỏ tình cảm với cô.   

Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 9
Thấm nhuần lời dạy đó, cô đã coi những đứa trẻ ở trường như con em của mình để hết lòng chăm lo, uốn nắn, có khi phải tắm gội, đưa trẻ về nhà mình khi cha mẹ không kịp đến đón. Sự cố gắng của Trang đã làm thay đổi nhận thức của đồng bào, đến thời điểm này, 100% trẻ người Khùa, người Mày đã được bố mẹ đưa đến trường và tin tưởng giao cho cô giáo.
Đinh Thị Huyền Trang vinh dự là đại biểu Quảng Bình dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VI, năm 2020.
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 10

Câu chuyện vượt suối băng rừng, cõng chữ lên non của các thầy cô giáo miền núi bao giờ cũng để lại xúc động mạnh mẽ. Câu chuyện của cô giáo mầm non Sung Thị Tông (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) - một giáo viên người dân tộc H’Mông cũng đã khơi gợi niềm xúc động như thế...

Sinh ra và lớn lên tại bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm xã 27km và cách trung tâm huyện 67km, nơi Tông sinh ra và lớn lên xung quanh chỉ là đồi núi bao phủ, tuổi thơ gắn liền với những con suối và ruộng nương. Hầu hết các gia đình người H’Mông có tới 8-10 đứa con, những đứa trẻ được sinh dày đến mức chúng cách nhau mấy tuổi nhưng cứ còi cọc như nhau. Cái đói, cái nghèo cứ mãi bủa vây họ. Tông là một trong 7 đứa trẻ may mắn nhất trong bản khi được đi học và nuôi ước mơ trở thành cô giáo mầm non.

Năm 2016, ước mơ trở thành sự thật - Tông trở thành giáo viên mầm non. Cô xung phong nhận nhiệm vụ đứng lớp tại điểm trường Mùa Xuân, Trường Mầm non Sơn Thủy.

Bản Mùa Xuân có 100% đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống, cách điểm trường chính và trung tâm xã 22 km, giáp với Lào. Đây là một bản vùng biên nghèo nhất tỉnh Thanh Hoá: không điện - không đường - không trạm, nghèo đói, lạc hậu.

Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 11
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 12

Nhưng thương trẻ, mọi khó khăn trở thành chuyện nhỏ. Tông đến từng nhà học sinh để động viên phụ huynh đưa trẻ ra lớp học. Kết quả, sau 1 tháng khai giảng, trẻ từ độ tuổi từ 25-36 tháng trở lên đã đến lớp 100%.

“Mong ước của em là giúp bà con giảm dần khoảng cách với những vùng thuận lợi, các cháu được vui chơi, học tập trong những điều kiện tốt nhất, để cho bản Mùa Xuân ngày càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống như tên gọi của nó”, cô giáo Sung Thị Tông chia sẻ…

Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 13
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 14

Câu chuyện của cô giáo Cà Thị Thoa, Trường Mầm non Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cũng chất chứa tình yêu trẻ nơi vùng khó. Ngôi trường cô dạy cách trung tâm huyện 25km đường đèo dốc, nằm trên vùng núi cao 1.500m. Trường có 4 điểm bản, mỗi điểm cách xa trung tâm trường từ 6-16 km, giao thông đi lại vô cùng khó khăn.

Mùa đông ở Tênh Phông rất giá rét, mùa mưa đồi núi sạt lở đi lại khó khăn. Trẻ em độ tuổi mầm non hầu hết còn nhút nhát, chưa sẵn sàng tâm lý đến trường; 75% hộ dân trong xã là nghèo, các điểm bản đều chưa có điện lưới quốc gia; Giáo viên mầm non thì thiếu, một số điểm trường chỉ có 1 giáo viên/lớp, nhân viên nấu ăn chỉ có ở điểm trường trung tâm.

Thêm vào đó là bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán do có nhiều dân tộc khác nhau, lớp ghép nhiều độ tuổi… Tất cả những điều đó gây khó khăn chồng chất cho các thầy cô giáo nơi đây.

Nhưng ngay từ đầu, Thoa đã xác định rõ cô giáo mầm non cũng là người thay bố, mẹ chăm sóc các con trong thời gian ở trường. Mỗi sáng Thoa  có mặt ở trường từ lúc 6 giờ 30 để chuẩn bị đón các con; trưa thì cho các con ăn, trông cho các con ngủ; chiều trả trẻ lúc 5 giờ chiều.

Gần 10 năm dạy tại Trường Mầm non Tênh Phông, điểm dạy gần nhất thì cách 6km, xa nhất cách 16 km, đường xá đi lại khó khăn, mùa đông thời tiết khắc nghiệt, nên cô và các đồng nghiệp hầu hết phải ăn, nghỉ tại các điểm bản. 

Ở đây, cô giáo cũng kiêm luôn việc làm đồ dùng, đồ chơi, trồng rau, trồng hoa, làm đẹp trường.

“Một gia đình có 2 con trong độ tuổi mầm non chuyển đến một địa điểm sống tách biệt và cách xa với bản làng tới 20km. Quãng đường toàn đèo, dốc, vực sâu, xe máy không đi được, không đành lòng nhìn các con không được đến lớp, tôi và các đồng nghiệp đã phải đi bộ để vận động 2 cháu ra lớp. Xa xôi thế, chỉ có cách là chúng tôi nhận chăm sóc 2 cháu, cho 2 cháu ở lại ăn, nghỉ cùng tôi và các cô giáo tại khu tập thể”, cô giáo Cà Thị Thoa  kể. Đến nay 2 cháu đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi và bước sang trường tiểu học.

Thật dễ hiểu khi mà ngôi trường chênh vênh nơi vùng gian khó đã 2 lần được đón bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ trẻ em đi học chuyên cần đạt 96% trở lên. 

Nếu không có những cô giáo tận tâm như Cà Thị Thoa, coi con trẻ con như mình, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ…”… thì không thể có những ngôi trường chứa chan hạnh phúc như thế và những điểm trường nơi xa xôi heo hút đó, không thể có những mùa xuân. 
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 15
Học Bác để phụng sự Tổ quốc, sống tốt hơn ảnh 16

Tin cùng chuyên mục