Hoàng tử út và rắn thần Naga

Hoàng tộc Lào có ba dòng: Văng Nạ (Tiền cung), Văng Càng (Trung cung) và Văng Lắng (Hậu cung). Văng Nạ chuyên lo việc đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Văng Càng lo đối nội, đối ngoại và Văng Lắng lo việc hậu cần, cung điện, lăng tẩm và tế lễ. Mỗi dòng vua đều thờ một con vật thiêng để làm biểu tượng. Dòng Văng Nạ thờ con rắn. Theo văn hóa và sử sách, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Lào đều tôn sùng con rắn hổ mang và gọi là rắn thần Naga. Riêng Lào còn gọi Naga là Phànhãnạc.
Hoàng tử út và rắn thần Naga

Hoàng tộc Lào có ba dòng: Văng Nạ (Tiền cung), Văng Càng (Trung cung) và Văng Lắng (Hậu cung). Văng Nạ chuyên lo việc đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Văng Càng lo đối nội, đối ngoại và Văng Lắng lo việc hậu cần, cung điện, lăng tẩm và tế lễ. Mỗi dòng vua đều thờ một con vật thiêng để làm biểu tượng. Dòng Văng Nạ thờ con rắn. Theo văn hóa và sử sách, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Lào đều tôn sùng con rắn hổ mang và gọi là rắn thần Naga. Riêng Lào còn gọi Naga là Phànhãnạc.

Tiến sĩ Xinava và tác giả (phải) bên tượng rắn thần Naga ở Bảo tàng Xuphanuvông.

Tiến sĩ Xinava và tác giả (phải) bên tượng rắn thần Naga ở Bảo tàng Xuphanuvông.

Phànhãnạc rất linh thiêng dũng mãnh nhưng luôn phù hộ cho con người và muôn loài. Đến mùa khô hạn, không có nước để vào mùa cày cấy, Phànhãnạc thường nổi lên giữa dòng sông Mènặmkhoóng (Mê Công) phun nước gọi trời mưa xuống vào đúng dịp Bùnhốtnặm (Tết té nước) là Tết chung của 3 nước Lào - Thái - Campuchia.

Nhà vua Bunkhôống thuộc dòng Văng Nạ, sinh hạ được 3 hoàng tử và 2 công chúa.

Hoàng thân (hoàng tử út) Xuphanuvông trong Hoàng tộc Lào tham gia cách mạng, lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào suốt 30 năm chống lại giặc ngoại xâm Pháp, Nhật và Mỹ, giành lại nền độc lập thống nhất cho đất nước. Người trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng, thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và được nhân dân bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Dân chủ Cộng hòa.

Thuở bé Hoàng thân Xuphanuvông rất yêu mến loài vật, suốt ngày sau giờ học là tìm chơi với ếch, nhái và voi, ngựa… Lớn lên, người đều dạy các con phải yêu mến và không được làm hại đến mọi loài sinh vật.

Nhà ở của Hoàng thân có đặt tượng rắn thần Naga rất lớn ngay trước tiền sảnh. Tượng bằng gỗ quý lâu đời được chạm khắc công phu một con rắn hổ mang. Đến bây giờ, sau khi Hoàng thân qua đời, ngay chỗ đặt tượng rắn thần Naga có thêm tấm biển đồng ghi “Nhà bảo tàng Xuphanuvông”. Khi sống trong gia đình, người con trai út của Hoàng thân là TS Xinava (nay là Thứ trưởng Bộ Năng lượng) được giao trách nhiệm chăm sóc bố mẹ và lau chùi tượng rắn. Nay nhà ở của Hoàng thân trở thành nhà bảo tàng, tượng rắn vẫn được chăm sóc và an tọa trước tiền sảnh.

Tượng rắn Naga 7 đầu bằng đá có niên đại hàng ngàn năm ở chùa Vặt Phụ, Nam Lào được dân Lào luôn thờ cúng.

Tượng rắn Naga 7 đầu bằng đá có niên đại hàng ngàn năm ở chùa Vặt Phụ, Nam Lào được dân Lào luôn thờ cúng.

Lúc tôi qua Lào ở trong nhà Chủ tịch, được nghe kể nhiều chuyện về rắn. Một đêm tôi đang ngồi dịch sách ở nhà Vinathoong (Chánh văn phòng Chủ tịch nước) người con trai thứ 6 của Hoàng thân chợt đặt chân vào vật gì lành lạnh, nhìn xuống thấy một chú hổ mang to đùng nằm khoanh tròn dưới chân. Tôi co chân gọi toáng lên bảo Vinathoong lấy súng ngắn ra bắn rắn. Vinathoong trong buồng ra thì chú rắn đã bò đi mất. Vinathoong kể hồi ở trong hang đá chiến khu Sầm Nứa, có chú rắn hổ lớn bò vào hang, Vinathoong quên lời cha dạy, rút súng lên đạn định bắn rắn thì súng kẹt tay bị thương. Đang loay hoay với vết thương chảy máu thì rắn lủi đi mất. “Đó là sự trừng phạt của thần rắn” - Vinathoong nói, rồi kể: Cuối 1974, Vinathoong đi theo đường binh đoàn Trường Sơn vào giải phóng Nam Lào, xe bị máy bay Mỹ bắn, lật nhào rơi xuống vực, Vinathoong bị mắc vào chạng ba của cây lim. Thấy một chú hổ mang nằm khoang tròn ở đấy. Thế là “được rắn thần Naga cứu mạng”.

Năm 1979 tôi sang Campuchia. Đêm ngủ lại ở sư đoàn bộ F2, đang ngủ say, chợt nghe tiếng phì phì, soi đèn thấy một chú hổ mang to nằm khoanh tròn dưới võng, tay tôi mò tìm khẩu súng K59, miệng kêu cứu. Sư đoàn phó Hoàng Anh cầm gậy soi đèn đánh rắn nhưng rắn đã bò đi mất. Hoàng Anh biết tôi sợ, liền chuyển tôi qua nhà khác ngủ. Một giờ sau, hai quả đạn cối của Pôn Pốt rơi đúng chỗ cái võng tôi nằm đầu hôm. Không biết chú rắn có thoát chết không. Sau này liên hệ với lời kể của Vinathoong, không biết có phải tôi có liên quan đến dòng Văng Nạ mà rắn thần Naga cứu mạng chăng?

Những ngày ở Lào tôi nghe kể nhiều chuyện rắn và rắn thần Naga huyền thoại. Đến mức rất tin chuyện rắn thần cứu người.

Lúc tôi về Cà Mau thăm anh em văn nghệ. Để đón khách quý từ Huế vào, nhà thơ Lê Chí rủ tôi ra chợ. Anh tìm mua con rắn hổ mang thật bự, quàng rắn vào cổ, vui vẻ trở về mổ thịt làm “bảy món rắn” ngon đãi tôi. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ kín đáo chăm chăm vào đĩa thịt gà. Có lẽ tôi sợ rắn… “trả thù”.

Bây giờ mỗi lần đến Lào, TS Xinava - Hoàng tử út của Chủ tịch Xuphanuvông lại dẫn tôi ra thăm tượng rắn thần Naga - Phànhãnạc của dòng Văng Nạ, chễm chệ ngay trước cửa Nhà bảo tàng Xuphanuvông…  

Nhà văn TRẦN CÔNG TẤN

Tin cùng chuyên mục