Buổi sáng, Trung ương làm việc tại hội trường thảo luận về Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, điều hành phiên thảo luận.
Đề án xác định rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đề án xác định rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Theo đó, đến năm 2020, thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo kế hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; triệt để chống chạy chức, chạy quyền và chặn đứng tình trạng suy thoái; cơ bản thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến năm 2025, tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; phấn đấu hoàn thành việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác; đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ cán bộ một cách vững vàng; cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ. Đề án xác định 2 trọng tâm và 5 đột phá để thực hiện đồng bộ 8 nhiệm vụ giải pháp.
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu tập trung các nội dung: Phẩm chất, năng lực của cán bộ; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; chủ trương thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; công tác đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; yêu cầu đào tạo cán bộ trong bối cảnh hội nhập; công tác đánh giá cán bộ; chính sách tạo ra động lực để cán bộ tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp; vấn đề phân cấp, phân quyền; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan liên quan đến công tác cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Đảng về công tác cán bộ. Các ý kiến đều nhất trí cao về sự cần thiết ban hành một nghị quyết mới về công tác cán bộ, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cần chú ý hơn vấn đề tổ chức thực hiện, có kế hoạch thực hiện cụ thể, quyết liệt đưa nghị quyết vào cuộc sống...
Đa số ý kiến phát biểu tại hội nghị đều thể hiện sự đồng tình cao với mục tiêu bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương được xác định trong đề án. Tuy nhiên, cần thực hiện có lộ trình, có tính đến yếu tố đặc thù của một số địa phương, yếu tố vùng, miền, yếu tố văn hóa... Việc bố trí cán bộ phải có sự tương đồng, tránh bố trí cán bộ từ vùng biển lên miền núi và ngược lại. Đồng thời cần cơ chế, chính sách rõ ràng đối với cán bộ luân chuyển để họ yên tâm công tác...
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Đỗ Văn Chiến, người địa phương thường có mối quan hệ tình cảm họ hàng, anh em, đồng nghiệp… nên nhiều khi khó xử, dễ bị rơi vào tình trạng nể nang, né tránh, khó giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đồng tình với chủ trương bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương. Theo Bộ trưởng, chủ trương này chính là một phương pháp để kiểm soát quyền lực tốt hơn, bởi bí thư cấp ủy không phải là người địa phương sẽ ít những mối quan hệ gia đình, dòng tộc.
Các ý kiến cũng nhất trí với mục tiêu tăng dần tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số trong cơ cấu lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; đồng thời phải sớm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ, bảo đảm cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng.
Các ý kiến nhất trí cao với việc ban hành một nghị quyết mới về công tác cán bộ. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến đóng góp về công tác tổ chức thực hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống, bởi đây là khâu yếu nhất từ trước đến nay. Nhiều ý kiến đề cập sâu sắc việc kiểm soát quyền lực, làm thế nào để khắc phục cho được tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, “thân quen, cánh hẩu”, quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai, “nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp”.
Buổi chiều, Trung ương làm việc tại tổ thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu tập trung các nội dung: Phẩm chất, năng lực của cán bộ; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; chủ trương thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; công tác đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; yêu cầu đào tạo cán bộ trong bối cảnh hội nhập; công tác đánh giá cán bộ; chính sách tạo ra động lực để cán bộ tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp; vấn đề phân cấp, phân quyền; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan liên quan đến công tác cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Đảng về công tác cán bộ. Các ý kiến đều nhất trí cao về sự cần thiết ban hành một nghị quyết mới về công tác cán bộ, tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cần chú ý hơn vấn đề tổ chức thực hiện, có kế hoạch thực hiện cụ thể, quyết liệt đưa nghị quyết vào cuộc sống...
Đa số ý kiến phát biểu tại hội nghị đều thể hiện sự đồng tình cao với mục tiêu bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương được xác định trong đề án. Tuy nhiên, cần thực hiện có lộ trình, có tính đến yếu tố đặc thù của một số địa phương, yếu tố vùng, miền, yếu tố văn hóa... Việc bố trí cán bộ phải có sự tương đồng, tránh bố trí cán bộ từ vùng biển lên miền núi và ngược lại. Đồng thời cần cơ chế, chính sách rõ ràng đối với cán bộ luân chuyển để họ yên tâm công tác...
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Đỗ Văn Chiến, người địa phương thường có mối quan hệ tình cảm họ hàng, anh em, đồng nghiệp… nên nhiều khi khó xử, dễ bị rơi vào tình trạng nể nang, né tránh, khó giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đồng tình với chủ trương bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương. Theo Bộ trưởng, chủ trương này chính là một phương pháp để kiểm soát quyền lực tốt hơn, bởi bí thư cấp ủy không phải là người địa phương sẽ ít những mối quan hệ gia đình, dòng tộc.
Các ý kiến cũng nhất trí với mục tiêu tăng dần tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số trong cơ cấu lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; đồng thời phải sớm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ, bảo đảm cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng.
Các ý kiến nhất trí cao với việc ban hành một nghị quyết mới về công tác cán bộ. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến đóng góp về công tác tổ chức thực hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống, bởi đây là khâu yếu nhất từ trước đến nay. Nhiều ý kiến đề cập sâu sắc việc kiểm soát quyền lực, làm thế nào để khắc phục cho được tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, “thân quen, cánh hẩu”, quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai, “nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp”.
Buổi chiều, Trung ương làm việc tại tổ thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.