Theo đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc nêu rõ, đối với những kiến nghị của UBND TP Hà Nội về các nhiệm vụ triển khai Đề án 06, đề nghị 11 bộ, ngành như: Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Xây dựng, TN-MT, Y tế, BHXH Việt Nam, GD-ĐT, Tư pháp… có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng lộ trình các nội dung và hướng dẫn TP Hà Nội thực hiện.
Đối với UBND TP Hà Nội chỉ đạo 5 sở, ngành là: Y tế, Tư pháp, TT-TT, Cục Thuế Hà Nội và GTVT thực hiện 10 nội dung thuộc trách nhiệm của UBND TP Hà Nội.
Trong đó, phải hoàn thành trong tháng 3-2024 với việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử; thí điểm kiosk khám sức khỏe tại Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện Đống Đa; học bạ số cấp tiểu học; thu thuế khoán hộ kinh doanh.
Đối với việc triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn thành phố bắt đầu từ 1-5-2024.
Bên cạnh đó, có biện pháp hạn chế người dân phải trực tiếp đến làm thủ tục lý lịch tư pháp, tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến 100% hoàn thành trước 30-4-2024.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đề nghị UBND TP Hà Nội thường xuyên đôn đốc, thành lập các tổ công tác để trực tiếp đi khảo sát tại cấp cơ sở, xác định bao nhiêu người dân đã được hưởng tiện ích; bao người dân chưa được hưởng tiện ích đã được công bố, đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả triển khai thực hiện để từ đó xác định biện pháp, cách thức triển khai phù hợp, hiệu quả.
Về pháp lý, các sở, ngành phải rà soát các văn bản pháp lý có liên quan đến đơn vị mình, khẳng định những thủ tục nào không yêu cầu xuất trình các thành phần hồ sơ giấy thì cần cương quyết bãi bỏ.
Về dữ liệu, đối với các dữ liệu đã có phải đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”, đối với các dữ liệu đã có, đã sạch cần khẩn trương số hóa ngay và đối với các dữ liệu “bẩn” cần khẩn trương rà soát, làm sạch.
Về an ninh an toàn bảo mật, phải tập huấn thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức được phân công quản lý, sử dụng các thiết bị đầu cuối về các quy định đảm bảo an ninh an toàn thông tin.