Ung thư là từ chỉ chung nhiều loại bệnh khác nhau, tùy theo cơ quan mắc bệnh (phổi gan, dạ dày, hạch…) và tùy loại tế bào bị bệnh. Đặc trưng chung của tất cả các bệnh ung thư là có sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào, thường tạo khối bướu và di căn (lan tràn) trong cơ thể, khiến người bệnh tử vong do: bướu to chèn ép, hoại tử, xuất huyết, nhiễm trùng, suy kiệt...
Cùng với tiến bộ của khoa học, hiện có nhiều liệu pháp điều trị ung thư khác nhau tùy theo loại bệnh, giai đoạn. Tuy nhiên, hóa trị toàn thân vẫn là liệu pháp nhắm trúng đích cho hiệu quả tích cực.
Để điều trị ung thư, khi bệnh ở giai đoạn sớm hoặc loại bệnh có thể mổ được thì phẫu thuật thường là điều trị chủ yếu. Xạ trị thường dùng trong một số trường hợp do vị trí bướu (như ung thư vòm họng, ung thư não) và mang ý nghĩa hỗ trợ cho phẫu thuật. Cả phẫu thuật và xạ trị được coi là điều trị tại chỗ, giúp điều trị bệnh khi còn khu trú hoặc chỉ mới phát triển trong phạm vi “vùng”, khu trú.
Khi bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ, diễn tiến toàn thân, không thể phẫu thuật hay xạ trị như bệnh bạch cầu (ung thư máu), lymphôm (ung thư hạch)... thì hóa trị mới giúp kiểm soát một phần hay triệt để bệnh. Hóa trị là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể thường qua đường tĩnh mạch hay đường uống, được coi là một biện pháp mang tính chất toàn thân. Thuốc tác động vào tế bào gây chết tế bào ung thư. Hóa trị phát huy tác dụng nhiều nhất khi tế bào phân chia nhiều, nhanh (đây là đặc điểm thường gặp ở các tế bào ung thư). Tuy nhiên, hóa trị cũng gây chết các tế bào bình thường của cơ thể, nhất là các tế bào phân chia nhanh như tế bào niêm mạc, tế bào nang tóc… Vì vậy bệnh nhân vào hóa trị thường bị rụng tóc hay loét niêm mạc.
Trong 20 năm qua, có nhiều tiến bộ mới trong các liệu pháp toàn thân điều trị ung thư. Đó là liệu pháp “nhắm trúng đích phân tử” (molecular targeted therapy) với việc sử dụng các kháng thể đơn dòng (thuốc ức chế). Phần lớn các thuốc nhắm trúng đích đều đặc hiệu hơn hóa trị thông thường, nghĩa là tiêu diệt chuyên biệt tế bào bướu mà lại ít gây độc lên các tế bào lành, và cải thiện tỷ lệ đáp ứng ngoạn mục. Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử ở một số đơn vị điều trị ung thư tại Việt Nam đã có khả năng chẩn đoán được một số đột biến, phục vụ cho điều trị nhắm trúng đích. Một tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư là liệu pháp miễn dịch (immunotherapy). Lúc mới manh nha, tế bào ung thư sẽ bị tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt. Dần dần, tế bào ung thư đã phát triển được các cơ chế “lẩn tránh” hệ miễn dịch của cơ thể, thậm chí còn lợi dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp ung thư phát triển. Do đó, hướng mới trong điều trị miễn dịch là “khóa” các chốt kiểm soát miễn dịch (vốn bị tế bào ung thư lợi dụng), từ đó phục hồi lại chức năng của các tế bào miễn dịch bình thường của cơ thể. Kết quả là chính tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt ung thư. Thành tựu rõ nhất là các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch như pembrolizumab, nivolumab trong điều trị ung thư phổi, ung thư da (loại melanôm)…
Hiện nay, một số đơn vị chuyên khoa ung bướu đã có đầy đủ các trang thiết bị và các thuốc cần thiết để có thể triển khai tốt việc hóa trị toàn thân, liệu pháp nhắm trúng đích cho bệnh nhân. Nhờ đó, các bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ có thể được điều trị cho kết quả khả quan hơn rất nhiều, tiên lượng bệnh được cải thiện và người bệnh có nhiều hy vọng kéo dài sự sống hơn. Đối với ung thư giai đoạn sớm, phối hợp điều trị bằng các phương pháp kinh điển (như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hỗ trợ) đã tốt, thì nay kết quả cũng khả quan hơn, nhiều loại ung thư có thời gian lui bệnh kéo dài hơn, thậm chí được xem là chữa khỏi.
Để điều trị ung thư, khi bệnh ở giai đoạn sớm hoặc loại bệnh có thể mổ được thì phẫu thuật thường là điều trị chủ yếu. Xạ trị thường dùng trong một số trường hợp do vị trí bướu (như ung thư vòm họng, ung thư não) và mang ý nghĩa hỗ trợ cho phẫu thuật. Cả phẫu thuật và xạ trị được coi là điều trị tại chỗ, giúp điều trị bệnh khi còn khu trú hoặc chỉ mới phát triển trong phạm vi “vùng”, khu trú.
Khi bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ, diễn tiến toàn thân, không thể phẫu thuật hay xạ trị như bệnh bạch cầu (ung thư máu), lymphôm (ung thư hạch)... thì hóa trị mới giúp kiểm soát một phần hay triệt để bệnh. Hóa trị là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể thường qua đường tĩnh mạch hay đường uống, được coi là một biện pháp mang tính chất toàn thân. Thuốc tác động vào tế bào gây chết tế bào ung thư. Hóa trị phát huy tác dụng nhiều nhất khi tế bào phân chia nhiều, nhanh (đây là đặc điểm thường gặp ở các tế bào ung thư). Tuy nhiên, hóa trị cũng gây chết các tế bào bình thường của cơ thể, nhất là các tế bào phân chia nhanh như tế bào niêm mạc, tế bào nang tóc… Vì vậy bệnh nhân vào hóa trị thường bị rụng tóc hay loét niêm mạc.
Trong 20 năm qua, có nhiều tiến bộ mới trong các liệu pháp toàn thân điều trị ung thư. Đó là liệu pháp “nhắm trúng đích phân tử” (molecular targeted therapy) với việc sử dụng các kháng thể đơn dòng (thuốc ức chế). Phần lớn các thuốc nhắm trúng đích đều đặc hiệu hơn hóa trị thông thường, nghĩa là tiêu diệt chuyên biệt tế bào bướu mà lại ít gây độc lên các tế bào lành, và cải thiện tỷ lệ đáp ứng ngoạn mục. Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử ở một số đơn vị điều trị ung thư tại Việt Nam đã có khả năng chẩn đoán được một số đột biến, phục vụ cho điều trị nhắm trúng đích. Một tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư là liệu pháp miễn dịch (immunotherapy). Lúc mới manh nha, tế bào ung thư sẽ bị tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt. Dần dần, tế bào ung thư đã phát triển được các cơ chế “lẩn tránh” hệ miễn dịch của cơ thể, thậm chí còn lợi dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp ung thư phát triển. Do đó, hướng mới trong điều trị miễn dịch là “khóa” các chốt kiểm soát miễn dịch (vốn bị tế bào ung thư lợi dụng), từ đó phục hồi lại chức năng của các tế bào miễn dịch bình thường của cơ thể. Kết quả là chính tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt ung thư. Thành tựu rõ nhất là các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch như pembrolizumab, nivolumab trong điều trị ung thư phổi, ung thư da (loại melanôm)…
Hiện nay, một số đơn vị chuyên khoa ung bướu đã có đầy đủ các trang thiết bị và các thuốc cần thiết để có thể triển khai tốt việc hóa trị toàn thân, liệu pháp nhắm trúng đích cho bệnh nhân. Nhờ đó, các bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ có thể được điều trị cho kết quả khả quan hơn rất nhiều, tiên lượng bệnh được cải thiện và người bệnh có nhiều hy vọng kéo dài sự sống hơn. Đối với ung thư giai đoạn sớm, phối hợp điều trị bằng các phương pháp kinh điển (như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hỗ trợ) đã tốt, thì nay kết quả cũng khả quan hơn, nhiều loại ung thư có thời gian lui bệnh kéo dài hơn, thậm chí được xem là chữa khỏi.
Bác sĩ chuyên khoa 2 PHẠM XUÂN DŨNG
(Bệnh viện Ung bướu TPHCM)
(Bệnh viện Ung bướu TPHCM)