Tại phiên khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, công tác dân số là vấn đề rất lớn và khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia và dân tộc.
Trong 25 năm qua, cả nước đã kiên trì, kiên quyết thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII. Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, công tác dân số vẫn còn có những hạn chế, yếu kém, phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời có định hướng xử lý.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nước ta đang bước vào thời kỳ “già hóa dân số”, đứng trước nguy cơ “chưa giàu đã già”, bỏ lỡ cơ hội của “thời kỳ dân số vàng”. Quản lý dân số, quản lý di cư, nhất là di cư tự do còn nhiều bất cập. Chất lượng dân số, nhất là chiều cao và thể lực chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở một số vùng dân tộc ít người; tỷ lệ người bị khuyết tật trong dân số còn cao...
Già hóa dân số là đặc trưng của những nước thu nhập cao, hay những nước phát triển. Tuy nhiên, già hóa dân số lại đang diễn ra với tốc độ cực nhanh ở Việt Nam. Kể từ năm 2011, nước ta đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, song vẫn đang là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Hóa giải thách thức dân số
Thống kê mới nhất của Bộ Y tế, gọi là già hóa dân số khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên, hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Trong khi đó, hiện nay, cả nước đã có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là hơn 2 triệu người. Tuy nhiên không như nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển phải mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già (số người trên 60 tuổi chiếm 20% dân số) như: Australia mất 73 năm, Hoa Kỳ 69 năm, Canada 65 năm…, thì Việt Nam chỉ mất chưa đầy 20 năm. Dự báo đến năm 2030, số người cao tuổi ở Việt Nam sẽ là 19 triệu người, chiếm 17% dân số. Và số người già ở nước ta sẽ tiếp tục tăng tới 28 triệu người vào năm 2050, chiếm 25% dân số.
Cho dù trong vòng 10 năm qua, Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất trên thế giới duy trì được mức sinh thay thế 2 - 2,1 con, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong khi dân số nước ta đang gia tăng người cao tuổi thì với những gia đình trẻ tuổi, nhất là ở khu vực thành thị, lại đang có xu hướng giảm sinh. Thậm chí tại một số vùng và địa phương có tỷ lệ sinh đang rất thấp và không tăng trong nhiều năm qua, như: Đông Nam bộ và ĐBSCL có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 - 1,6 con), thậm chí tại TPHCM, mức sinh chỉ đạt khoảng 1,5 con/mẹ. Cùng với xu hướng sinh ít con, tình trạng mất cân bằng giới tính nam/nữ vẫn đang diễn ra nghiêm trọng.
Già hóa dân số là đặc trưng của những nước thu nhập cao, hay những nước phát triển. Tuy nhiên, già hóa dân số lại đang diễn ra với tốc độ cực nhanh ở Việt Nam. Kể từ năm 2011, nước ta đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, song vẫn đang là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Hóa giải thách thức dân số
Thống kê mới nhất của Bộ Y tế, gọi là già hóa dân số khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên, hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Trong khi đó, hiện nay, cả nước đã có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là hơn 2 triệu người. Tuy nhiên không như nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển phải mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già (số người trên 60 tuổi chiếm 20% dân số) như: Australia mất 73 năm, Hoa Kỳ 69 năm, Canada 65 năm…, thì Việt Nam chỉ mất chưa đầy 20 năm. Dự báo đến năm 2030, số người cao tuổi ở Việt Nam sẽ là 19 triệu người, chiếm 17% dân số. Và số người già ở nước ta sẽ tiếp tục tăng tới 28 triệu người vào năm 2050, chiếm 25% dân số.
Cho dù trong vòng 10 năm qua, Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất trên thế giới duy trì được mức sinh thay thế 2 - 2,1 con, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong khi dân số nước ta đang gia tăng người cao tuổi thì với những gia đình trẻ tuổi, nhất là ở khu vực thành thị, lại đang có xu hướng giảm sinh. Thậm chí tại một số vùng và địa phương có tỷ lệ sinh đang rất thấp và không tăng trong nhiều năm qua, như: Đông Nam bộ và ĐBSCL có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 - 1,6 con), thậm chí tại TPHCM, mức sinh chỉ đạt khoảng 1,5 con/mẹ. Cùng với xu hướng sinh ít con, tình trạng mất cân bằng giới tính nam/nữ vẫn đang diễn ra nghiêm trọng.
Hiện nay, mất cân bằng giới tính đang ở mức khoảng 112,6 bé trai/100 bé gái. Nhiều chuyên gia dân số cảnh báo, với tình trạng mất cân bằng giới tính kéo dài nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” thì chỉ tới năm 2020, Việt Nam sẽ dư thừa 1,38 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn.
Dân số già hóa nhanh, mức sinh thấp sẽ khiến trong tương lai không xa, chúng ta bị thiếu hụt lực lượng lao động và thời kỳ dân số vàng sẽ nhanh chóng trôi qua. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cảnh báo, đến năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng. Hơn nữa, thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với những chính sách liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và kinh tế - xã hội của đất nước.
Dân số già hóa nhanh, mức sinh thấp sẽ khiến trong tương lai không xa, chúng ta bị thiếu hụt lực lượng lao động và thời kỳ dân số vàng sẽ nhanh chóng trôi qua. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cảnh báo, đến năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng. Hơn nữa, thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với những chính sách liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và kinh tế - xã hội của đất nước.
Bởi lẽ, hiện nay phần lớn người cao tuổi ở nước ta chỉ có một số ít được hưởng trợ cấp xã hội. Số người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội chỉ chiếm gần 30%, còn lại hơn 70% số người già không nhận được trợ cấp. Cùng với đó, tình trạng sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam còn nhiều vấn đề và hạn chế. Nhiều nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc các bệnh mạn tính và thoái hóa như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, thoái khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ… Đa số bệnh nhân thường mắc từ 5 - 6 bệnh nên việc chẩn đoán, điều trị phức tạp, khó khăn và tốn kém. Trong khi đó, hệ thống cơ sở chăm sóc, điều trị cho người cao tuổi ở nước ta rất hạn chế khi số bệnh viện lão khoa, hay bệnh viện đa khoa có chuyên khoa lão khoa trong cả nước chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Bức tranh” dân số Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Cần sớm có giải pháp phù hợp để làm tốt hơn nữa công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, cần lưu ý việc chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; nghiên cứu thay đổi chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con sang kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số bằng chính sách duy trì mức sinh thay thế. Làm sao để tận dụng tốt nhất điều kiện cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quản lý tốt di cư, nhất là di cư tự do; nâng cao chất lượng dân số...
“Bức tranh” dân số Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Cần sớm có giải pháp phù hợp để làm tốt hơn nữa công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, cần lưu ý việc chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; nghiên cứu thay đổi chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con sang kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số bằng chính sách duy trì mức sinh thay thế. Làm sao để tận dụng tốt nhất điều kiện cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quản lý tốt di cư, nhất là di cư tự do; nâng cao chất lượng dân số...