Một yếu tố khách quan khác là thời đại công nghệ 4.0 ngày càng tác động sâu rộng. Công nghệ thường xuyên thay đổi, làm thay đổi nhu cầu của con người và thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề kinh doanh trong xã hội. Vì vậy, vai trò của hệ thống đại học phải thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của thời đại và đáp ứng yêu cầu mới của sinh viên. Những người lãnh đạo đại học cần hiểu rằng thế giới đang chuyển biến nhanh, nếu họ không điều chỉnh việc đào tạo của mình kịp thời sẽ thất bại và hệ quả là sinh viên đối diện với rủi ro việc làm, cạnh tranh thị trường lao động. Nói gọn lại, sinh viên tốt nghiệp ra trường phải có công ăn việc làm; được đào tạo tinh thần và kỹ năng để có thể dễ dàng khởi sự thành lập doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Tháng 10-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt đề án số 1665/QĐ-TTg về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025. Mục tiêu chung: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên ngay trong thời gian học tập tại các trường. Tạo môi trường thuận lợi để học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, mục tiêu là tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng, điều quan trọng trong quá trình xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là phải xây dựng và phát triển được hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các vùng miền, trọng tâm là các vùng kinh tế và ý tưởng khởi nghiệp hình thành từ các trường đại học. Thông qua việc này sẽ giúp tạo dựng và lan tỏa văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên cả nước.
Nhiệm vụ của ta hiện nay là phải tối giảm khoảng cách với các nền kinh tế và công nghệ thế giới bằng việc xây dựng, phát triển mạnh đội ngũ doanh nghiệp biết vận dụng, áp dụng các công nghệ mới, mô hình mới, ý tưởng mới vào phát triển sản phẩm, cải tiến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Muốn vậy, trước hết phải đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục đại học và hệ thống đào tạo chuyên ngành, dạy nghề. Thực tế đòi hỏi phải gắn đào tạo với trang bị tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên, chính là giải pháp đột phá phát triển nền kinh tế nước ta thời gian tới. Cần xây dựng ý thức văn hóa, thúc đẩy sinh viên sẵn sàng khởi nghiệp mọi lúc, mọi nơi giống như ở thung lũng Sillicon, các mô hình phát triển sáng tạo ở nhiều nước. Đại học đào tạo các doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công nhiều năm qua là Viện Công nghệ MIT (tại Massachusetts, Hoa Kỳ). Tính đến nay đã có trên 30.000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp tại trường này.
Trong bối cảnh hiện tại, các ngành các cấp cần trang bị tinh thần, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các lớp, các buổi hội thảo chuyên đề, các cuộc thi khởi nghiệp; xây dựng các chương trình, mạng lưới vườn ươm tạo khởi nghiệp... Một điều kiện khác là cần thiết xây dựng không gian làm việc chung cho các nhóm khởi nghiệp tại các trường đại học (Co-working space); trang bị các phòng thí nghiệm, thử nghiệm công nghệ, nghiên cứu về thị trường... Các nhóm khởi nghiệp này bao gồm cả thầy cô, doanh nghiệp ngoài trường (tham gia với tư cách cố vấn - góp cả tài chính trong việc sản xuất thử...) để hỗ trợ xây dựng ý tưởng, đề án kinh doanh khả thi.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong tương lai gần cần nhiều giải pháp, nhưng giải pháp đột phá và căn cơ vẫn là xây dựng nguồn nhân lực thích ứng. Đây chính là điểm mấu chốt nhằm mang đến hiệu quả cao nhất trong cuộc đua cách mạng công nghệ mới.
Nhiệm vụ của ta hiện nay là phải tối giảm khoảng cách với các nền kinh tế và công nghệ thế giới bằng việc xây dựng, phát triển mạnh đội ngũ doanh nghiệp biết vận dụng, áp dụng các công nghệ mới, mô hình mới, ý tưởng mới vào phát triển sản phẩm, cải tiến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Muốn vậy, trước hết phải đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục đại học và hệ thống đào tạo chuyên ngành, dạy nghề. Thực tế đòi hỏi phải gắn đào tạo với trang bị tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên, chính là giải pháp đột phá phát triển nền kinh tế nước ta thời gian tới. Cần xây dựng ý thức văn hóa, thúc đẩy sinh viên sẵn sàng khởi nghiệp mọi lúc, mọi nơi giống như ở thung lũng Sillicon, các mô hình phát triển sáng tạo ở nhiều nước. Đại học đào tạo các doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công nhiều năm qua là Viện Công nghệ MIT (tại Massachusetts, Hoa Kỳ). Tính đến nay đã có trên 30.000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp tại trường này.
Trong bối cảnh hiện tại, các ngành các cấp cần trang bị tinh thần, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các lớp, các buổi hội thảo chuyên đề, các cuộc thi khởi nghiệp; xây dựng các chương trình, mạng lưới vườn ươm tạo khởi nghiệp... Một điều kiện khác là cần thiết xây dựng không gian làm việc chung cho các nhóm khởi nghiệp tại các trường đại học (Co-working space); trang bị các phòng thí nghiệm, thử nghiệm công nghệ, nghiên cứu về thị trường... Các nhóm khởi nghiệp này bao gồm cả thầy cô, doanh nghiệp ngoài trường (tham gia với tư cách cố vấn - góp cả tài chính trong việc sản xuất thử...) để hỗ trợ xây dựng ý tưởng, đề án kinh doanh khả thi.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong tương lai gần cần nhiều giải pháp, nhưng giải pháp đột phá và căn cơ vẫn là xây dựng nguồn nhân lực thích ứng. Đây chính là điểm mấu chốt nhằm mang đến hiệu quả cao nhất trong cuộc đua cách mạng công nghệ mới.