Riêng 4 ngành công nghiệp trọng yếu, lũy kế 6 tháng ước tăng 9,72% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành và đóng góp 4,56 điểm phần trăm trong mức tăng 7,5% của IIP.
Trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu, ngành hóa chất - cao su - nhựa (chiếm tỷ trọng khoảng 19,7%) lũy kế 6 tháng đầu năm 2017 ước tăng 0,5%. Mặc dù sản xuất của ngành có dấu hiệu phục hồi so với các tháng đầu năm (tháng 1 giảm 8,82%, 3 tháng giảm 2,04%, 5 tháng giảm 0,04 và 6 tháng ước tăng 0,5% so cùng kỳ), nhưng nhóm ngành này vẫn tăng thấp là do sản xuất chế biến sản phẩm từ cao su sụt giảm (ước giảm 2,2% so cùng kỳ).
Theo ông Võ Hoàng An, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, sản xuất cao su hiện vẫn tồn tại nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại phải nhập khẩu để chế biến sâu. Hàng năm lượng hàng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng.
Khác với ngành công nghiệp hóa chất, ngành thực phẩm đồ uống và điện tử có mức tăng đều, ổn định. Cụ thể, với ngành thực phẩm đồ uống, 6 tháng đầu năm ước tăng trưởng 4,9%. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,5% so với cùng kỳ. Riêng ngành điện tử, lũy kế 6 tháng đầu năm 2017 ước tăng 12,4%. Sản xuất điện tử tăng khá so cùng kỳ nhờ doanh nghiệp phát triển mạnh hệ thống phân phối. Mặt khác, kết quả đạt được từ chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013 - 2020 cũng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành.
Riêng ngành cơ khí có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỷ trọng khoảng 17,2%, lũy kế 6 tháng ước tăng 17,5% so cùng kỳ. Theo phân tích của lãnh đạo Sở Công thương, ngành cơ khí có mức tăng trưởng cao do nhu cầu thị trường dành cho phân ngành sản xuất xe có động cơ tăng nhanh trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, ra mắt sản phẩm mới như Công ty Vĩnh Phát Motor, Công ty Daehan Motor…
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết: “Nhằm phấn đấu mục tiêu tăng trưởng sản xuất 8,5% trong năm 2017, từ đầu năm tới nay, Sở Công thương đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp ngành công nghiệp; các doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, doanh nghiệp tham gia 7 chương trình đột phá của thành phố. Đồng thời, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại của thành phố; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ trợ và các tập đoàn đa quốc gia; giới thiệu mặt bằng cho doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...”.
Sở Công thương cũng tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM làm cầu nối cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho biết dự kiến trong tháng 7-2017, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp sẽ thực hiện kết nối thêm giữa ngân hàng với các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp và tiểu thương. Ngoài ra, trong tháng 8-2017, chương trình dự kiến thực hiện kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp để thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố.
Trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu, ngành hóa chất - cao su - nhựa (chiếm tỷ trọng khoảng 19,7%) lũy kế 6 tháng đầu năm 2017 ước tăng 0,5%. Mặc dù sản xuất của ngành có dấu hiệu phục hồi so với các tháng đầu năm (tháng 1 giảm 8,82%, 3 tháng giảm 2,04%, 5 tháng giảm 0,04 và 6 tháng ước tăng 0,5% so cùng kỳ), nhưng nhóm ngành này vẫn tăng thấp là do sản xuất chế biến sản phẩm từ cao su sụt giảm (ước giảm 2,2% so cùng kỳ).
Theo ông Võ Hoàng An, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, sản xuất cao su hiện vẫn tồn tại nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại phải nhập khẩu để chế biến sâu. Hàng năm lượng hàng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng.
Khác với ngành công nghiệp hóa chất, ngành thực phẩm đồ uống và điện tử có mức tăng đều, ổn định. Cụ thể, với ngành thực phẩm đồ uống, 6 tháng đầu năm ước tăng trưởng 4,9%. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,5% so với cùng kỳ. Riêng ngành điện tử, lũy kế 6 tháng đầu năm 2017 ước tăng 12,4%. Sản xuất điện tử tăng khá so cùng kỳ nhờ doanh nghiệp phát triển mạnh hệ thống phân phối. Mặt khác, kết quả đạt được từ chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013 - 2020 cũng góp phần vào sự tăng trưởng của ngành.
Riêng ngành cơ khí có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỷ trọng khoảng 17,2%, lũy kế 6 tháng ước tăng 17,5% so cùng kỳ. Theo phân tích của lãnh đạo Sở Công thương, ngành cơ khí có mức tăng trưởng cao do nhu cầu thị trường dành cho phân ngành sản xuất xe có động cơ tăng nhanh trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, ra mắt sản phẩm mới như Công ty Vĩnh Phát Motor, Công ty Daehan Motor…
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết: “Nhằm phấn đấu mục tiêu tăng trưởng sản xuất 8,5% trong năm 2017, từ đầu năm tới nay, Sở Công thương đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp ngành công nghiệp; các doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, doanh nghiệp tham gia 7 chương trình đột phá của thành phố. Đồng thời, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại của thành phố; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ trợ và các tập đoàn đa quốc gia; giới thiệu mặt bằng cho doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...”.
Sở Công thương cũng tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM làm cầu nối cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho biết dự kiến trong tháng 7-2017, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp sẽ thực hiện kết nối thêm giữa ngân hàng với các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp và tiểu thương. Ngoài ra, trong tháng 8-2017, chương trình dự kiến thực hiện kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp để thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, đánh giá: “Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp có tác động lan tỏa rất lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp thành phố, giúp hàng ngàn doanh nghiệp duy trì hoạt động và mở rộng phát triển”.