Hình ảnh người lính trong đại dịch

Trong đại dịch Covid-19, đồng bào, nhân dân TPHCM không thể quên hình ảnh thân thương, gần gũi của những người lính đứng gác trên mọi nẻo đường của thành phố. Có những giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, các anh đẩy xe, vác từng bao lương thực, thực phẩm lội mưa, đội nắng vào từng ngõ, gõ từng nhà để người dân có được bữa ăn tươm tất khi thực hiện giãn cách xã hội.
Lực lượng quân đội tham gia hỗ trợ TPHCM chống dịch Covid-19, tháng 8-2021. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Lực lượng quân đội tham gia hỗ trợ TPHCM chống dịch Covid-19, tháng 8-2021. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Ký ức đẹp

Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư kéo dài nhiều tháng liền ở TPHCM đã giảm. Khi nhắc đến những ngày thành phố giãn cách chống dịch, câu cửa miệng của nhiều người là: “Không có các chú bộ đội tiếp sức, trợ giúp gạo cơm chắc gia đình mình sẽ khó khăn hơn rất nhiều”. Những hình ảnh, câu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ giản dị, hiền hành vẫn sinh động trong tâm trí nhiều người.

Chị Dương Thị Kiều (ở khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) nhớ lại, thành phố thực hiện giãn cách, các tuyến đường ra vào khu vực nhà chị được rào chắn kỹ. Nhà nhà đóng cửa, người dân ở đâu ở yên đó. Thành phố rơi vào im lặng, chỉ còn nghe tiếng còi xe cứu thương chạy ngoài đường. Gạo, rau dự trữ trong nhà chị cạn dần. Thật may mắn, những người lính xuất hiện. Sáng sớm, 3-4 chiến sĩ mang rau củ, gạo, nước mắm… đến từng nhà. “Các chú bộ đội không chỉ mang gạo cơm mà tiếng bước chân cũng mang đến niềm vui, sự vững tin trong lòng chúng tôi”, chị Kiều tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Bình Thuận (ở đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) cũng kể lại, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, ông chủ người nước ngoài về nước, giao cơ sở dịch vụ cho bà quản lý. Khi thành phố thông báo giãn cách, bà không kịp về quê. “Khu phố Tây” sôi động rơi vào vắng lặng, không một bóng người. Đôi ba bữa, xe cứu thương chạy đến chở người bệnh từ các con hẻm nhỏ đi cách ly. Trong những giờ phút khốn khó đó, thật may mắn khi chú bộ đội xuất hiện. Những người lính áo quần gọn gàng, hai tay khệ nệ mang nhu yếu phẩm đến từng nhà, từng cửa hiệu, tỏa vào các con hẻm nhỏ, khiến nhiều người dân cảm động. Hình ảnh đọng lại là các chú bộ đội với ánh mắt sau kính chắn giọt bắn đầy sự sâu lắng, sẻ chia.

Mệnh lệnh từ trái tim

“Nhận được lệnh từ cấp trên, hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn từ Tây Ninh tức tốc hành quân đến TPHCM tham gia phòng chống dịch, với quyết tâm chiến thắng mới trở về”, Đại tá Phạm Anh Tuấn, Chính ủy Sư đoàn 5, Quân khu 7, nhớ lại mệnh lệnh từ trái tim. “Mặt trận” lần này của sư đoàn trải dài trên các quận 6, 12, Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn… Lính chủ lực của quân khu vốn chỉ quen với súng ống, thao trường nhưng đến nơi là “vào trận” ngay. Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7, thông tin, quân khu đã triển khai trên 100.000 bộ đội và dân quân tự vệ thực hiện chiến dịch đặc biệt - “chống dịch cứu dân”.

Bộ đội chuyển nhu yếu phẩm giúp người dân trong những ngày TPHCM giãn cách chống dịch Covid-19

Phát huy truyền thống “Trung đoàn Gia Định”, cùng với lực lượng chủ lực quân khu, Biên phòng TPHCM, lực lượng vũ trang thành phố kịp thời vào cuộc. Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM, cho biết, cùng với việc báo cáo Thành ủy, UBND TPHCM và đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tăng cường lực lượng, phương tiện hỗ trợ thành phố, Bộ Tư lệnh TPHCM đã huy động trên 36.200 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tham gia phòng chống dịch. Nhiệm vụ của người lính không chỉ cầm súng cùng lực lượng công an bảo đảm an ninh trật tự, mà còn kịp thời tổ chức hoạt động phòng chống dịch như đưa người dân đi cách ly, khám chữa bệnh cho người mắc Covid-19, vận chuyển trang thiết bị, bình ôxy cho bệnh viện, cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân, tổ chức đưa người dân về quê… Bộ Tư lệnh TPHCM đã tiếp nhận vận chuyển 6.374 chuyến, đưa 115.983 người dân đi cách ly, chữa bệnh, về quê, đón 3.556 người trở lại thành phố an toàn.

“Bộ Tư lệnh TPHCM thành lập 33 tổ, đội công tác đặc biệt tham gia xử lý thi hài và tiếp nhận, quản lý bàn giao tro cốt cho gia đình các nạn nhân tử vong do Covid-19. Bộ đội đã bàn giao tro cốt và tài sản, di vật nạn nhân tới gia đình bảo đảm chặt chẽ, trang trọng, chu đáo không chỉ ở TPHCM mà còn với đồng bào trên cả nước”, giọng Trung tướng Nguyễn Văn Nam chùng xuống khi nhắc đến đau thương, mất mát của những gia đình mất người thân do dịch bệnh gây ra.

TPHCM trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, cuộc sống người dân dần bình yên trở lại, phố phường cũng sôi động hơn. Ở giai đoạn nào, hình ảnh người lính Cụ Hồ vẫn mãi sáng trong lòng nhân dân.

Những sáng kiến lừng danh của người lính trong thời chiến như “Bếp Hoàng Cầm”, “Hũ gạo kháng chiến” một lần nữa được phát huy trong đại dịch. Lực lượng vũ trang đã xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ người dân như “Đường dây nóng gạo tình nghĩa”, “Hũ gạo tình thương”, “Hàng thiết yếu 0 đồng”, “Tủ cơm, cháo miễn phí”, “Cây ATM khẩu trang”…

Thiếu tướng Hoàng Đình Chung, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, cho biết, với tinh thần “đơn vị, địa phương tuyến sau hỗ trợ tuyến trước, ngoài vùng dịch giúp đỡ trong vùng dịch, vùng có dịch ít giúp vùng dịch nhiều”, Quân khu 7 đã kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và nhà hảo tâm ủng hộ trên 800 tỷ đồng để cùng bộ đội hỗ trợ người dân, chung tay phòng chống dịch Covid-19.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trong 3 năm, hơn 350 người chết vì hỏa hoạn

Trong 3 năm, hơn 350 người chết vì hỏa hoạn

Bộ Công an đã hoàn tất dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH). Hồ sơ dự thảo đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Choáng ngợp với bến - chợ cá chỉ họp lúc nửa đêm về sáng

Bến cá Nghi Thủy thuộc phường Nghi Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá sầm uất nhất khu vực Bắc miền Trung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là bến mà còn kết hợp chợ, “trên bến dưới thuyền”; là đầu mối cung cấp hải sản cho TP Vinh và các địa phương. Mỗi sáng, bến - chợ này có hàng trăm người, tàu thuyền tấp nập bán mua…

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ - người đại biểu Quốc hội luôn quan tâm đến quyền lợi chính đáng của giáo dân

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ - người đại biểu Quốc hội luôn quan tâm đến quyền lợi chính đáng của giáo dân

Trong suốt quá trình công tác của mình, linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX và X, đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên. Linh mục luôn nêu cao tinh thần tận tụy, thân ái và tận hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân.

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?

Đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế xả rác

Đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế xả rác

Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý các hành vi xả rác, tiểu bậy ra môi trường công cộng. Nhiều địa phương như TP Hà Nội, TPHCM cũng đã đưa ra nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, giám sát nhưng hiệu quả chưa cao, bộ mặt đô thị vẫn còn nhếch nhác. Nhiều ý kiến cho rằng, để giữ gìn sự sạch sẽ, văn minh, có lẽ đã đến lúc phải xử phạt mạnh tay như các quốc gia Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… áp dụng.

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh

Tối ngày 2-4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP Nha Trang), Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2-4-1975 - 2-4-2025).

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc thăm và tặng quà người có công ở Khánh Hòa

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc thăm và tặng quà người có công ở Khánh Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2-4-1975 - 2-4-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã đến thăm và tặng quà người có công với cách mạng tại tỉnh Khánh Hòa.

Triều cường dâng cao tại xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày Nam, làm nhiều tuyến đường bị ngập

ĐBSCL: Triều cường dâng cao gây ngập đường, vỡ đê bao

Chiều 2-4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Trà Vinh cho biết, lực lượng chức năng đang huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên và người dân tập trung khắc phục các đoạn đê bao bị sạt lở trên địa bàn, do triều cường gây ra vào đêm 1-4.

Chủ động nguồn vật liệu xây dựng cho đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Chủ động nguồn vật liệu xây dựng cho đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 2-4, tại TP Đồng Xoài, Thứ trưởng Bộ NN-MT Trần Quý Kiên, thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc với UBND hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông về nguồn vật liệu phục vụ Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).