Việc công bố giúp người dân tiếp cận và giám sát chất lượng môi trường sống xung quanh mình. Có sẽ tác động đến ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc cải thiện môi trường và khuyến khích sự quan tâm, hành động bảo vệ môi trường của người dân.
Theo ghi nhận thực tế, các thông tin được hiển thị khá đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc và có tên của các địa điểm là nơi đặt những trạm quan trắc. Thời gian hiển thị mỗi thông tin là 30 giây. Tại thời điểm công bố, các chỉ số hiện lên giúp người dân có thể thấy được thông số nào an toàn, thông số nào chưa an toàn thông qua màu sắc. Khi thông số môi trường xuất hiện với màu xanh, đồng nghĩa tiêu chí đó đảm bảo chất lượng về môi trường. Ngược lại, khi bảng điện tử hiển thị màu đỏ, có nghĩa chỉ số môi trường đó bị ô nhiễm. Chị Nguyễn Thị Nhung, người dân sống trên đường Hai Bà Trưng (quận 3), nơi có đặt bảng tự động quan tắc môi trường, cho biết từ khi bảng được đặt trước khu vực nhà chị, ban đầu cũng không quan tâm lắm, nhưng một thời gian chị thấy nó cũng mang lại nhiều lợi ích và như trở thành thói quen, sáng nào lấy xe ra đi làm chị cũng ngước nhìn lên bảng để xem thông tin. Khi biết được các thông số cụ thể, mình có thể thay đổi nhận thức và hành động để tự bảo vệ mình. Tương tự, anh Nguyễn Văn Minh, sống ở khu vực quận 1, cũng cho biết anh thấy đây là giải pháp rất hay, giúp người dân nắm bắt được thông số môi trường khu vực mình sống có đảm bảo hay không Nếu thấy không an toàn, người dân sẽ có những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết: “Từ khi triển khai việc công bố thông tin các chỉ số về môi trường lên bảng điện tử, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dân qua việc họ nắm bắt được vị trí nào, thông số nào đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa biết rõ màu xanh là gì, màu đỏ là gì, mức độ an toàn như thế nào? Đối với vấn đề quan trắc tự động môi trường nước, sở đang trình xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép công bố 2 yếu tố cơ bản là đạt hay không đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chung của thế giới, đó là chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index (WQI) lên bảng điện tử để người dân hiểu rõ hơn. Còn các thông số về không khí thì do nhiều yếu tố tác động nên số liệu cảnh báo có thể thay đối liên tục nên cũng chỉ dừng lại ở việc màu xanh là an toàn, màu đỏ là chưa an toàn”.
Theo ghi nhận thực tế, các thông tin được hiển thị khá đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc và có tên của các địa điểm là nơi đặt những trạm quan trắc. Thời gian hiển thị mỗi thông tin là 30 giây. Tại thời điểm công bố, các chỉ số hiện lên giúp người dân có thể thấy được thông số nào an toàn, thông số nào chưa an toàn thông qua màu sắc. Khi thông số môi trường xuất hiện với màu xanh, đồng nghĩa tiêu chí đó đảm bảo chất lượng về môi trường. Ngược lại, khi bảng điện tử hiển thị màu đỏ, có nghĩa chỉ số môi trường đó bị ô nhiễm. Chị Nguyễn Thị Nhung, người dân sống trên đường Hai Bà Trưng (quận 3), nơi có đặt bảng tự động quan tắc môi trường, cho biết từ khi bảng được đặt trước khu vực nhà chị, ban đầu cũng không quan tâm lắm, nhưng một thời gian chị thấy nó cũng mang lại nhiều lợi ích và như trở thành thói quen, sáng nào lấy xe ra đi làm chị cũng ngước nhìn lên bảng để xem thông tin. Khi biết được các thông số cụ thể, mình có thể thay đổi nhận thức và hành động để tự bảo vệ mình. Tương tự, anh Nguyễn Văn Minh, sống ở khu vực quận 1, cũng cho biết anh thấy đây là giải pháp rất hay, giúp người dân nắm bắt được thông số môi trường khu vực mình sống có đảm bảo hay không Nếu thấy không an toàn, người dân sẽ có những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết: “Từ khi triển khai việc công bố thông tin các chỉ số về môi trường lên bảng điện tử, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dân qua việc họ nắm bắt được vị trí nào, thông số nào đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa biết rõ màu xanh là gì, màu đỏ là gì, mức độ an toàn như thế nào? Đối với vấn đề quan trắc tự động môi trường nước, sở đang trình xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép công bố 2 yếu tố cơ bản là đạt hay không đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chung của thế giới, đó là chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index (WQI) lên bảng điện tử để người dân hiểu rõ hơn. Còn các thông số về không khí thì do nhiều yếu tố tác động nên số liệu cảnh báo có thể thay đối liên tục nên cũng chỉ dừng lại ở việc màu xanh là an toàn, màu đỏ là chưa an toàn”.