Mặc dù vẫn ở mức dưới 50 điểm trong 4 quý liên tiếp, nhưng mức tăng này được coi là dấu hiệu tích cực; kỳ vọng về doanh thu hoặc đơn đặt hàng tăng ổn định. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 22% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đội ngũ trong quý 4-2023 và 16% doanh nghiệp dự đoán sẽ tăng đầu tư. Những số liệu này phản ánh thái độ của các doanh nghiệp vẫn còn khá thận trọng. Đáng lưu ý, sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam được coi là vẫn mạnh mẽ.
Dây chuyền sản xuất vải dệt kim tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hồng Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp VSIP ở Hải Dương. Ảnh: TTXVN |
Cụ thể, 63% doanh nghiệp được khảo sát đã xếp Việt Nam vào tốp 10 điểm đến đầu tư nước ngoài hàng đầu; trong đó, 31% doanh nghiệp xếp Việt Nam vào tốp 3. Hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2023. Tuy vậy, các doanh nghiệp châu Âu cho biết, vẫn còn những trở ngại nhất định khi 59% coi những khó khăn về hành chính là thách thức chính. Những trở ngại khác bao gồm sự không chắc chắn trong các quy tắc và quy định, rào cản trong việc xin giấy phép và các yêu cầu nghiêm ngặt về thị thực, giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài.
Bên cạnh đó, 58% số người được khảo sát cho rằng, để tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài của quốc gia, việc tinh giản bộ máy vốn cồng kềnh là yếu tố quan trọng nhất; 48% đề nghị tăng cường môi trường pháp lý…