Hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm 2018

Vào 13 giờ 30 giờ GMT (khoảng 20 giờ 30 giờ Việt Nam ngày 31-1), trăng sẽ tròn lần thứ 2 trong tháng dương lịch (trăng xanh), tiến đến điểm gần nhất với Trái đất trên quỹ đạo quay của Mặt trăng và sáng hơn 14% so với thông thường (siêu trăng), và đi vào vùng bóng của Trái đất (nguyệt thực toàn phần).
Hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm 2018

Cơ quan không gian Mỹ (NASA) gọi hiện tượng hiếm tối 31-1 sắp tới là “Super Blood Blue Moon”, ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên.

Theo tính toán của Tạp chí Forbes, hiện tượng trăng xanh chỉ chiếm 3%; siêu trăng chiếm 25%; nguyệt thực toàn phần chiếm 5,6% số lần trăng rằm.

Như vậy, trên lý thuyết, tỷ lệ xảy ra 3 hiện tượng cùng lúc là 0,042% lần trăng rằm, đồng nghĩa 2.380 lần trăng tròn mới có, tức khoảng 265 năm 1 lần.

Tin cùng chuyên mục