Chào mừng Giáo sư Klaus Schwab đến TPHCM, cảm ơn Giáo sư Klaus Schwab dành nhiều tâm huyết hiện thực hóa việc thành lập trung tâm cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0; kỳ vọng trung tâm không chỉ là cầu nối của Việt Nam với WEF, mà còn hiện thực hóa kết nối hợp tác giữa TPHCM với WEF.
Giáo sư Klaus Schwab đánh giá cao sự phát triển năng động của TPHCM, hân hạnh là một phần trong sự phát triển của TPHCM, Trung tâm CMCN 4.0 là cơ hội để WEF và TPHCM có cơ hội tăng cường hợp tác. Trong tương lai, WEF mong muốn hỗ trợ thành phố phát triển nguồn nhân lực và chuyển đổi xanh. Nhân dịp này, Giáo sư Schwab bày tỏ mong muốn lãnh đạo TPHCM đến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos năm 2025.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về chuyển đổi CMCN 4.0, khởi nghiệp xã hội, phát triển đô thị thông minh, đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh vẫn duy trì nền văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Theo Giáo sư Schwab, thành phố cần hướng đến kế hoạch cải cách giáo dục và tạo cơ hội cho mọi người học tập lâu dài. Trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), cần phát triển kiến thức kỹ thuật, song song với việc phát triển kỹ năng đổi mới sáng tạo của con người. WEF cũng sẽ hợp tác với TPHCM để triển khai các chương trình hợp tác mà hai bên cùng quan tâm.
Thống nhất với những nhận định của Giáo sư Schwab, đồng chí Phan Văn Mãi cho rằng, những chia sẻ Giáo sư đúng định hướng phát triển của TPHCM. Thành phố đang tập trung xây dựng trở thành thành phố toàn cầu bắt kịp xu hướng với các thành phố trên thế giới. Trong quá trình phát triển, thành phố luôn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong việc hoạch định các chính sách.
Đồng chí Phan Văn Mãi bày tỏ mong muốn nhận được hỗ trợ từ WEF nói chung, Giáo sư Schwab nói riêng để quá trình chuyển đổi phát triển bền vững của thành phố đi đúng hướng; hy vọng rằng thông qua Trung tâm CMCN 4.0, hợp tác giữa WEF và TPHCM sẽ đạt nhiều kết quả tích cực. TPHCM có thể học hỏi, áp dụng những thành tựu không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt văn hóa và xã hội.