Hãy đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của con trẻ

Thời gian gần đây xảy ra nhiều trường hợp trẻ em có những hành vi bất thường khi bị cha mẹ rầy la như: bỏ nhà ra đi, tự tử… 

Khi xã hội phát triển, cuộc sống của chúng ta có quá nhiều thứ để quan tâm, lo lắng, cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ chắc chắn có nhiều điểm mà không nhà nào sẽ giống nhà nào. Nhiều khi trong sự cầu toàn của người lớn, tính kỳ vọng của gia đình, hay do hoàn cảnh mà đứa trẻ thiếu đi sự quan tâm của người lớn. Song, người lớn có đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ hay không? 

Hạnh phúc của đứa trẻ là được người lớn chia sẻ. Thấu hiểu trước những mong muốn của con lúc con cần chứ không phải chỉ là lời trách móc, thờ ơ, bỏ qua không lời đáp của người lớn. Khía cạnh khác, con trẻ cần một lời hỏi thăm, cần một cái ôm hôn của ba mẹ, một bữa ăn tối cùng với gia đình hoặc một lời động viên, cảm thông, an ủi khi con buồn, khi bị điểm kém, khi con bị tổn thương, lúc con cô đơn nhất… 
Người lớn đừng để con cô độc một mình, đừng tạo áp lực cho trẻ, hãy hiểu trẻ nhiều hơn khi có thể. Đừng so sánh con mình với con của người khác, sẽ tạo áp lực cho con rất nhiều. Hãy sắm vai là bạn của con để chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn. Đừng làm tổn thương con dù là lời nói. Hãy giáo dục con khi con hiểu và có sự hợp tác với mình.

Bên cạnh đó, theo quan điểm của người làm giáo dục như chúng tôi, mỗi khi các em bị bế tắc, gặp phải khó khăn hay ức chế tâm lý, các em phải biết tìm người để trò chuyện, chia sẻ, đừng sợ rằng khi chia sẻ thì người lớn hay bạn bè sẽ biết bản thân các em đang gặp phải vấn đề khó xử, bế tắc.

Các em phải biết cách giải phóng căng thẳng cho chính mình. Các em hãy nghĩ rằng xung quanh mình có nhiều người khó khăn hơn, cơ cực hơn, thiếu thốn hơn mình mà họ còn biết vươn lên, muốn được làm nhiều điều tốt đẹp; những vướng mắc bản thân các em gặp phải cũng chỉ là tất nhiên trong cuộc sống, tại sao mình không bản lĩnh, mạnh mẽ tìm cách tháo gỡ và vượt qua? 

Tin cùng chuyên mục