Đáng lo ngại, trong số người đang bị tăng huyết áp ở Việt Nam, có tới 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị, cũng như số người bị cao huyết áp đang trẻ hóa. Trong khi đó, tăng huyết áp được xem là “sát thủ” thầm lặng khi gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, khiến hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm.
Ngày càng phổ biến
Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Lão khoa trung ương mới đầu giờ sáng nhưng đã chật kín người già, trung niên ngồi chờ đến lượt khám bệnh, không ít bệnh nhân mệt mỏi phải có người thân đi cùng hỗ trợ. Còn tại khu nội trú, các giường bệnh hầu như không còn chỗ trống. Theo TS Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh BV Lão khoa trung ương, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cao huyết áp là căn bệnh phổ biến đối với người cao tuổi, trong đó khoảng 30% người từ 60 - 65 tuổi và 40% người trên 65 tuổi bị cao huyết áp. Nguyên nhân người cao tuổi dễ bị cao huyết áp chính là quá trình lão hóa tự nhiên khiến các mạch máu xơ cứng theo thời gian, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Đáng báo động, tăng huyết áp đang trở thành một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và đang có xu hướng gia tăng số người mắc, không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà cả với những người trẻ tuổi.
Tại nhiều cơ sở điều trị về bệnh tim mạch trong cả nước cũng đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân mới 20 tuổi đã bị cao huyết áp, thậm chí có những ca bệnh nhồi máu cơ tim hay tai biến não mới chỉ ở tuổi thanh niên, do biến chứng của bệnh cao huyết áp.
Theo ông Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp đang ngày càng tăng và trở thành gánh nặng bệnh tật tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ này ở người từ 25 - 64 tuổi năm 2015 đã tăng trên 30% so với năm 2010.
Biến chứng nguy hiểm
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc.
Đáng chú ý, bệnh tăng huyết áp có nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ trong lối sống gây ra, như: dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Đặc biệt, đối với người trẻ tuổi, nguyên nhân của bệnh cao huyết áp là do sử dụng bia rượu tràn lan, ăn quá nhiều đạm động vật và gặp áp lực trong cuộc sống.
Theo điều tra của Bộ Y tế, ở nước ta có tới 45% nam giới hút thuốc, 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại, trong khi có trên 30% người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch. Theo các chuyên gia tim mạch, khác với nhiều căn bệnh khác, tăng huyết áp diễn biến thầm lặng một cách từ từ, các dấu hiệu cảnh báo lại rất mơ hồ.
Trước thực trạng số người bị tăng huyết áp ở Việt Nam gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng và cũng như đời sống xã hội, Bộ Y tế đang tăng cường phối hợp để xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, giảm tiêu thụ muối ở cộng đồng, bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người dân.
Đối với cộng đồng, Bộ Y tế kêu gọi để dự phòng tăng huyết áp, mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn rau và trái cây, giảm ăn muối xuống dưới 5 gam/ngày, tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Cùng với đó, mỗi người cần thường xuyên kiểm tra huyếp áp và đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện những bất thường về huyết áp và tim mạch.
Ngày càng phổ biến
Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Lão khoa trung ương mới đầu giờ sáng nhưng đã chật kín người già, trung niên ngồi chờ đến lượt khám bệnh, không ít bệnh nhân mệt mỏi phải có người thân đi cùng hỗ trợ. Còn tại khu nội trú, các giường bệnh hầu như không còn chỗ trống. Theo TS Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh BV Lão khoa trung ương, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cao huyết áp là căn bệnh phổ biến đối với người cao tuổi, trong đó khoảng 30% người từ 60 - 65 tuổi và 40% người trên 65 tuổi bị cao huyết áp. Nguyên nhân người cao tuổi dễ bị cao huyết áp chính là quá trình lão hóa tự nhiên khiến các mạch máu xơ cứng theo thời gian, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Đáng báo động, tăng huyết áp đang trở thành một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và đang có xu hướng gia tăng số người mắc, không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà cả với những người trẻ tuổi.
Tại nhiều cơ sở điều trị về bệnh tim mạch trong cả nước cũng đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân mới 20 tuổi đã bị cao huyết áp, thậm chí có những ca bệnh nhồi máu cơ tim hay tai biến não mới chỉ ở tuổi thanh niên, do biến chứng của bệnh cao huyết áp.
Theo ông Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp đang ngày càng tăng và trở thành gánh nặng bệnh tật tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ này ở người từ 25 - 64 tuổi năm 2015 đã tăng trên 30% so với năm 2010.
Biến chứng nguy hiểm
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc.
Đáng chú ý, bệnh tăng huyết áp có nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ trong lối sống gây ra, như: dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Đặc biệt, đối với người trẻ tuổi, nguyên nhân của bệnh cao huyết áp là do sử dụng bia rượu tràn lan, ăn quá nhiều đạm động vật và gặp áp lực trong cuộc sống.
Theo điều tra của Bộ Y tế, ở nước ta có tới 45% nam giới hút thuốc, 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại, trong khi có trên 30% người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch. Theo các chuyên gia tim mạch, khác với nhiều căn bệnh khác, tăng huyết áp diễn biến thầm lặng một cách từ từ, các dấu hiệu cảnh báo lại rất mơ hồ.
Trước thực trạng số người bị tăng huyết áp ở Việt Nam gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng và cũng như đời sống xã hội, Bộ Y tế đang tăng cường phối hợp để xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, giảm tiêu thụ muối ở cộng đồng, bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người dân.
Đối với cộng đồng, Bộ Y tế kêu gọi để dự phòng tăng huyết áp, mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn rau và trái cây, giảm ăn muối xuống dưới 5 gam/ngày, tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Cùng với đó, mỗi người cần thường xuyên kiểm tra huyếp áp và đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện những bất thường về huyết áp và tim mạch.
Theo WHO, toàn cầu có khoảng 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp và mỗi năm có gần 10 triệu người trên thế giới tử vong do căn bệnh này gây ra. Trước sự gia tăng của bệnh cao huyết áp, WHO lấy ngày 17-5 hàng năm là Ngày tăng huyết áp thế giới (World Hypertension Day), nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức phòng chống tăng huyết áp trong cộng đồng, với khẩu hiệu “Hãy biết chỉ số huyết áp của bạn”.