Hãy bắt đầu từ năng lực, sở trường

Dư luận xã hội đang chú ý và băn khoăn nhiều về câu chuyện sinh viên bị buộc thôi học khá nhiều ở các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Hàng năm, mỗi trường có khoảng vài trăm, có khi đến cả ngàn sinh viên tự nguyện thôi học và bị buộc thôi học. 
Có người nói con số và hiện tượng này gây sốc, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. Có ý kiến phản biện mạnh: Mặc dù do lỗi hoặc quyết định từ phía các em nhưng nếu buộc các em thôi học, các em ra ngoài xã hội sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực. 
Ý kiến phản biện thì rất tốt, nhưng dưới góc độ của người làm giáo dục, chúng tôi cho rằng các trường mạnh tay và nghiêm khắc trong việc này là hoàn toàn hợp lý, dù có đau lòng! Điều gì sẽ xảy ra nếu như để lại những em chây lười không chịu học, những em không đạt chất lượng nhận tấm bằng nhờ sự nương nhẹ tay của thầy cô và nhà quản lý? Nếu có sự nương tay thì đó chính là việc không công bằng với các bạn sinh viên có trách nhiệm về việc học. Chỉ tiếc rằng, có cả các em đã từng là học sinh giỏi các cấp mà không thể trụ lại giảng đường ĐH, để lọt vào danh sách bị buộc thôi học do thái độ học, do thiếu kỹ năng, do chây lười, thậm chí do cả chủ quan - với kiểu nghĩ và tin rằng “vào được thì chắc hẳn sẽ ra được”...
Chỉ tiếc rằng, quy chế đào tạo theo tín chỉ vốn có sự thoáng và hướng vào sự tự nguyện chủ động của người học, lẽ ra các em phải tranh thủ phát huy, lượng sức để nếu có thể thì rút ngắn thời gian đào tạo hợp lý, nhưng nhiều em lại chủ quan, ỷ lại, để rồi bị buộc thôi học vì vượt quá thời gian đào tạo tối đa. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có khoảng 11% sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn (3 năm - 3,5 năm) với tỷ lệ giỏi, xuất sắc. Nhưng cuối năm 2016, cũng có cả ngàn em bị rơi vào danh sách bị buộc thôi học (cả tự nghỉ và bị buộc), trong đó có tỷ lệ kha khá là do vượt quá thời gian đào tạo (8 năm, trường đào tạo theo tín chỉ từ 2008, con số này là con số lũy kế từ vài năm trước). 
Ở đây có nguyên nhân các em chọn ngành chọn nghề chưa được như ý. Có em do chưa hiểu và ý thức được việc mình đang và sẽ phù hợp với nghề/ngành này nhưng lại tự nhiên rơi vào lĩnh vực khác. Nhưng cũng có nguyên nhân từ phía không phải các em. Có khá nhiều trường hợp “biết nhưng vẫn phải làm” vì không còn cách nào khác.
Năm 2015 và tương ứng với khóa học 2015, con số sinh viên tự nghỉ học và bị buộc thôi học nhiều hơn hẳn các khóa khác. Bối cảnh tuyển sinh lúc đó là 1 thí sinh có 4 nguyện vọng nhưng phải vào chỉ 1 trường thôi, có nghĩa là “buộc” các em không còn chọn lựa nào khác. Vào ĐH chỉ để đậu ĐH trong khi năng lực sở trường các em lại là về lĩnh vực khác, thì làm sao mà danh sách bị buộc thôi học không càng ngày càng dài ra? 
Giá như người học và các cơ sở đào tạo có được các con số từ cấp quản lý vĩ mô về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để có những điều chỉnh cho phù hợp. Tâm lý người học sẽ ra sao nếu như em đang ngồi học ngành mà thị trường đang bị dôi dư lao động, trong khi đó ngành phù hợp với năng lực sở trường của mình lại đang bị thiếu hụt nguồn nhân lực, tiếc là các em lại không được biết! 
Nếu thực sự các bạn trẻ không phù hợp với lối rẽ vào đời qua con đường ĐH thì nên chọn hướng đi phù hợp bằng cách thay đổi. Không có sự bắt đầu nào là muộn cả. Hiện có 1 đại gia trong tốp 10 người giàu nhất Việt Nam từng là cựu... thí sinh của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (3 lần trượt ĐH). Hãy bắt đầu từ cái gốc là năng lực, sở trường.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Hai Nguyễn Văn
Hay

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.