"Hành trình qua miền Tây Bắc" của Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM

"Hành trình qua miền Tây Bắc" nhằm tăng cường giáo dục, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, truyền thống lịch sử cho đội ngũ những người làm báo, tuyên giáo, xuất bản. Đồng thời động viên, khen thưởng các phóng viên, biên tập viên đoạt Giải báo chí TPHCM, Giải Búa liềm vàng, Giải báo chí Quốc gia năm 2022 - 2023.

Ngày 13-12, Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ và những người Việt Nam yêu nước tại Nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La, di tích lịch sử nhà tù Sơn La; dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Đây là các hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động về nguồn "Hành trình qua miền Tây Bắc" do Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM tổ chức cho đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản về nguồn, từ ngày 12-12 đến ngày 16-12.

dsc-7906-9375.jpeg
Đoàn dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ảnh: VĂN MINH

Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn; Chủ tịch Hội nhà báo TPHCM Nguyễn Tấn Phong làm Phó trưởng đoàn. Cùng tham gia, có gần 100 thành viên là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên tiêu biểu của các cơ quan báo chí TPHCM và Trung ương tại TPHCM.

dsc-7932-3415.jpeg
Đoàn nghe giới thiệu về lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ảnh: VĂN MINH

Chương trình nhằm tăng cường giáo dục, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, truyền thống lịch sử cho đội ngũ những người làm báo, tuyên giáo, xuất bản. Đồng thời động viên, khen thưởng các phóng viên, biên tập viên đoạt Giải báo chí TPHCM, Giải Búa liềm vàng, Giải báo chí Quốc gia năm 2022 - 2023.

dsc-8113-4544.jpeg
Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ và những người Việt Nam yêu nước tại Nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La, di tích lịch sử nhà tù Sơn La. Ảnh: VĂN MINH

“Hành trình qua miền Tây Bắc” của đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM sẽ đi qua lần lượt các tỉnh Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ.

Trong đó, ngày 13-12, đoàn tham quan Di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến, toạ lạc tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là nơi lưu giữ kỷ vật về đoàn binh Tây Tiến tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Địa chỉ đỏ này giúp thế hệ trẻ hôm nay học tập, hiểu hơn về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

Tiếp đó đoàn đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ và những người Việt Nam yêu nước tại Nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La, di tích lịch sử nhà tù Sơn La.

dsc-8166-9952.jpeg
Đoàn dâng hương tại khu Di tích lịch sử nhà tù Sơn La. Ảnh: VĂN MINH

Di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã trở thành một địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay.

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908, được xếp hạng quốc gia năm 1962 và Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào ngày 31-12-2014.

dsc-8337-7517.jpeg
Đoàn nghe giới thiệu về lịch sử nhà tù Sơn La. Ảnh: VĂN MINH

Từ năm 1930 đến 1945, thực dân Pháp đã đày đến nhà tù Sơn La 14 đoàn tù chính trị với tổng số 1.013 lượt tù nhân, trong đó có rất nhiều đồng chí là Ủy viên Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy và nhiều cán bộ cốt cán của Đảng. Trực diện với tội ác của kẻ thù, hơn bao giờ hết, khí tiết của những người Cộng sản đã tỏa sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc.

Nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại, đào tạo, bồi dưỡng cho Đảng và cách mạng Việt Nam những chiến sĩ Cộng sản tiêu biểu như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàng và nhiều đồng chí trung kiên khác.

dsc-7964-5715.jpeg
Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM trong "Hành trình qua miền Tây Bắc". Ảnh: VĂN MINH

Trong hành trình về nguồn, đoàn sẽ tiếp tục ghé thăm các di tích lịch sử: Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; dâng hương Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ; tham quan Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ…

Ngoài ra, đoàn cũng sẽ có buổi làm việc với Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên, nghe địa phương thông tin về các hoạt động chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2024).

Trong hành trình về nguồn, Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM sẽ phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên đi thăm và tặng quà cho một số gia đình chính sách, hộ nghèo huyện biên giới và đồn Biên phòng tỉnh Điện Biên.

Tin cùng chuyên mục