Từ sáng 2-4, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng, bộ chỉ huy quân sự, công an, chi cục bảo vệ người lợi thủy sản, xung kích địa phương cùng người dân xã Nhơn Lý đã triển khai nhiều mũi để tìm kiếm, trục vớt các tàu cá của ngư dân bị chìm ở vùng vịnh bãi Nồm (xã Nhơn Lý).
Hàng chục thợ lặn được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Định huy động tìm kiếm, trục vớt các tàu cá bị đắm, giúp người dân Nhơn Lý vớt vát tài sản.
Theo ghi nhận, sau khi xác định cụ thể các tàu cá bị đắm, thợ lặn neo cột dây thừng cùng với sự hỗ trợ của các tàu giã cào công suất lớn của ngư dân để dìu, kéo xác tàu đắm vào bờ. Tại bờ, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, người dân địa phương dùng dây thừng kéo những xác tàu đắm lên bờ.
Ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý cho biết, đến đầu giờ chiều cùng ngày, các thợ lặn cùng với lực lượng chức năng, người dân đã kéo được 7 con tàu chìm lên bờ. “Tất cả các tàu đều bị sóng đánh hư hại hết, không thể khắc phục được. Ngư dân tranh thủ tháo gỡ máy móc, những thứ còn sót để bù đắp khí đóng tàu mới…”, ông Danh thông tin nhanh.
Sáng 2-4, con tàu của gia đình ngư dân Phạm Văn Bình (58 tuổi, ở xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn) được các thợ lặn và lực lượng chức năng trục vớt lên. Tuy nhiên, con tàu của ông Bình đã bị gãy làm đôi, nhiều bộ phận bị vỡ nát, chỉ còn trơ lại máy. “Cũng may là còn máy tàu, tôi sẽ tháo ra để tận dụng lại nhằm giảm bớt chi phí đóng tàu mới”, ông Bình nói.
“Trong ngày 2-4, thời tiết khá thuận lợi nên chúng tôi tranh thủ trục vớt các tàu bị đắm. Dự báo, chiều nay không khí lạnh tăng cường, sợ công tác trục vớt sẽ bị gián đoạn, chúng tôi cố gắng sẽ trục vớt tìm kiếm hết tất cả tàu cá cho ngư dân, mong vớt vát lại tài sản, giảm bớt khó khăn cho người dân”, Đại tá Bình cho biết.
Theo Đại tá Bình, toàn tỉnh Bình Định có 63 tàu thuyền bị chìm, trong đó có 43 tàu thuyền, còn lại thuyền thúng, ca nô. Riêng tại xã bán đảo Nhơn Lý thì bị chìm 52 tàu thuyền. Trong đó, có 33 tàu thuyền bị đắm dưới vịnh bãi Nồm.
Tại bãi biển An Hòa Hải (huyện Tuy An), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội cùng với người dân đang nỗ lực dọn dẹp và tìm cách khắc phục những con tàu bị sóng đánh vỡ nát. Vùng biển này có 33 con tàu cá ngư dân bị sóng đánh chìm, ngoài ra sóng biển cũng tàn phá hàng ngàn lồng tôm hùm giống, tổn thất cả trăm tỷ đồng.
Theo ông Hiệp, nguyên nhân của hiện tượng thiên tai bất thường trên là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng La Nina. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc, hỗ trợ kịp thời của chính quyền tỉnh Bình Định, Phú Yên.
Trong đó, đánh giá cao tỉnh Bình Định đã có những hỗ trợ ban đầu cho ngư dân và đang có chính sách hỗ trợ từ 5 – 25 triệu đồng đối với mỗi trường hợp thiệt hại. Tuy nhiên, ông Hiệp đề nghị các tỉnh cần phải tranh thủ khắc phục nhanh nhất có thể các thiệt hại để giảm bớt khó khăn cho người dân…