Cầu treo thôn 2, xã Đắk Côi (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) bắc qua con sông lớn để dẫn vào khu sản xuất khoảng 420ha của người dân thôn 1 và thôn 2. Cầu rộng khoảng 1m, dài khoảng 90m, làm tạm bợ bằng cách kết các thanh ván. Hai đầu cầu là dây cáp cố định trên các cây gỗ. Thành cầu là dây thép nối dài, vừa làm tay vịn, vừa gắn kết các thanh gỗ. Do cầu rất yếu nên hiện đã bị thụng xuống và nghiêng qua một bên. Trong khi đó, phía dưới cầu là dòng sông nước chảy xiết. Chị Y Giáo (thôn 2, xã Đắk Côi) cho biết, bên kia cầu treo, nhà chị trồng khoảng 1ha mì nên mỗi ngày chị phải qua rẫy bằng cầu treo này. Cách đây 2 tuần, con chị khi đi trên cầu thì bị trượt chân, may chụp lại kịp chứ không thì rơi tõm xuống sông. Nhiều người dân khác khi đi xe máy qua cầu rơi xuống, bị thương nặng.
“Do cầu rất yếu nên mỗi lần đi tim cứ đập thình thịch. Mỗi lần qua cầu chỉ dám đi 2 người, đi nhiều vì sợ sập. Mùa khô nước cạn, bà con chọn cách lội sông cho an toàn. Còn mùa mưa, nước chảy xiết, phải bấm bụng qua cầu treo. Nông sản thì chia nhỏ rồi gùi qua cầu chứ không dám vận chuyển nhiều. Chúng tôi muốn xây dựng cầu an toàn để qua rẫy sản xuất”, chị Y Giáo nói. Còn tại cầu treo ở thôn Kon Lung (xã Đắk Tờ Lung, huyện Kon Rẫy) thì đang bị hư hỏng. Dây cáp cầu bị chùng, dầm dọc bị gãy, mất liên kết…
Theo ông Đỗ Đình Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Rẫy: Trên địa bàn huyện hiện có 24 cầu treo đang được khai thác, sử dụng. Tiếp xúc cử tri, người dân có mong muốn xây dựng cầu mới. Ngành chức năng đã đi khảo sát thực tế và xác định, nếu muốn xây mới thì kinh phí đầu tư khoảng 2,7 tỷ đồng, nhưng huyện không có kinh phí để đầu tư.
Theo Sở GT-VT Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 293 cầu treo, trong đó có 114 cầu treo chưa đảm bảo an toàn. Trong đó, có 32 cầu đã dừng khai thác. “114 cầu treo chưa đảm bảo an toàn, theo phân cấp quản lý thì thuộc quản lý của các huyện, thành phố. Dưới góc độ quản lý nhà nước, Sở GT-VT sẽ có văn bản nhắc nhở các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để khắc phục, sửa chữa phục vụ bà con đi lại. Để đảm bảo an toàn khi qua cầu treo dân sinh vào mùa mưa, đơn vị cũng đã gửi văn bản xuống các huyện, đề nghị địa phương kiểm tra các bộ phận chịu lực của cầu như dây cáp chủ, hệ dây treo, mặt cầu, hố neo, dây neo, khối neo, tháp cầu; các cầu treo dân sinh phải được bảo trì thường xuyên; khi phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn chịu lực công trình trong quá trình khai thác; trường hợp hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn phải kịp thời rào chắn, không cho các phương tiện lưu thông qua cầu”, ông Mười nói. Cũng theo ông Mười, trong đề án xây dựng 186 cầu treo mà Bộ GT-VT triển khai, tỉnh được xây dựng 5 cầu. Những cây cầu treo xây dựng theo đề án này hiện đã bàn giao, đưa vào sử dụng ổn định.
“Do cầu rất yếu nên mỗi lần đi tim cứ đập thình thịch. Mỗi lần qua cầu chỉ dám đi 2 người, đi nhiều vì sợ sập. Mùa khô nước cạn, bà con chọn cách lội sông cho an toàn. Còn mùa mưa, nước chảy xiết, phải bấm bụng qua cầu treo. Nông sản thì chia nhỏ rồi gùi qua cầu chứ không dám vận chuyển nhiều. Chúng tôi muốn xây dựng cầu an toàn để qua rẫy sản xuất”, chị Y Giáo nói. Còn tại cầu treo ở thôn Kon Lung (xã Đắk Tờ Lung, huyện Kon Rẫy) thì đang bị hư hỏng. Dây cáp cầu bị chùng, dầm dọc bị gãy, mất liên kết…
Theo ông Đỗ Đình Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Rẫy: Trên địa bàn huyện hiện có 24 cầu treo đang được khai thác, sử dụng. Tiếp xúc cử tri, người dân có mong muốn xây dựng cầu mới. Ngành chức năng đã đi khảo sát thực tế và xác định, nếu muốn xây mới thì kinh phí đầu tư khoảng 2,7 tỷ đồng, nhưng huyện không có kinh phí để đầu tư.
Theo Sở GT-VT Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 293 cầu treo, trong đó có 114 cầu treo chưa đảm bảo an toàn. Trong đó, có 32 cầu đã dừng khai thác. “114 cầu treo chưa đảm bảo an toàn, theo phân cấp quản lý thì thuộc quản lý của các huyện, thành phố. Dưới góc độ quản lý nhà nước, Sở GT-VT sẽ có văn bản nhắc nhở các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để khắc phục, sửa chữa phục vụ bà con đi lại. Để đảm bảo an toàn khi qua cầu treo dân sinh vào mùa mưa, đơn vị cũng đã gửi văn bản xuống các huyện, đề nghị địa phương kiểm tra các bộ phận chịu lực của cầu như dây cáp chủ, hệ dây treo, mặt cầu, hố neo, dây neo, khối neo, tháp cầu; các cầu treo dân sinh phải được bảo trì thường xuyên; khi phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn chịu lực công trình trong quá trình khai thác; trường hợp hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn phải kịp thời rào chắn, không cho các phương tiện lưu thông qua cầu”, ông Mười nói. Cũng theo ông Mười, trong đề án xây dựng 186 cầu treo mà Bộ GT-VT triển khai, tỉnh được xây dựng 5 cầu. Những cây cầu treo xây dựng theo đề án này hiện đã bàn giao, đưa vào sử dụng ổn định.