Hàng ngàn người đến phiên chợ "độc nhất vô nhị" ở Bình Định để “rước lộc”

Sáng 29-1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025) hàng người dân ở phía Nam tỉnh Bình Định đã đến tham dự, sinh hoạt trong lễ hội Chợ Gò (thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).

Chợ Gò (hay Chợ Gò Trường Úc) ngày nay trở thành lễ hội truyền thống của người dân “đất võ” Bình Định và được UBND huyện Tuy Phước nâng cấp tổ chức. Đây là phiên chợ “độc nhất vô nhị” chỉ họp 1 ngày vào mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm.

z6272512525621_bc530e1735f71bb04180cd7589d69688.jpg
Người dân tham gia Chợ Gò vào sáng sớm 1 Tết để "rước lộc" cầu may đầu năm mới

Chợ Gò diễn ra từ sáng sớm mùng 1 Tết và chỉ kéo dài trong 1 ngày duy nhất. Buổi sáng, người dân tham gia phiên chợ để mua sắm cau, trầu, muối, rau, củ, quả… miệt vườn và đặc sản của người dân bản địa để “rước lộc” đầu năm. Mỗi món hàng ở chợ đều được bán với giá rất rẻ, có khi nắm trầu cau, muối biển giá chỉ vài ngàn đồng. Không khí mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán diễn ra vui vẻ, không hề trả giá hay nói thách.

Theo ghi nhận, năm nay nhiều người dân cũng mang đến các "đặc sản" địa phương và cả rau quả, hải sản tươi sống để làm phong phú phiên chợ cũng như phục vụ nhu cầu của người dân, du khách tham gia lễ hội.

z6272512510234_6c7efaad1e2b203654de1abef3d1537d.jpg
Cau, trầu bày bán tại hội Chợ Gò
z6272512518718_e3646b025b3e152c12086aeba5dd1bc8.jpg
Muối cũng là món hàng đầu năm mới để người dân "rước lộc"
z6272512323424_b3a84b22445a2e92d93566e0a8e09269.jpg
Quả sung cũng là món hàng không thể thiếu trong Chợ Gò

Sau khi “rước lộc”, người dân và du khách tham gia thưởng thức các tiết mục nghệ thuật truyền thống đầu năm, như: múa võ cổ truyền, múa lân, bài chòi và tham gia các trò chơi dân gian…

Ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết, ước tính hàng năm lễ hội Chợ Gò đón hàng ngàn lượt người dân, du khách trong và ngoài tỉnh Bình Định tham gia. Năm nay, lễ hội Chợ Gò ghi nhận lượng khách đến đông nhất, ước tính từ 7.000 – 8.000 lượt người.

z6272512341072_fecb9d4e34cb70f1b4b709e5eaf151fa.jpg
Theo ghi nhận, khoảng 9-10 giờ sáng mùng 1 Tết lượng người đến Chợ Gò rất đông ước trên 4.000 người
z6272512520179_10d18e55bcb293822632e424edb3ddcf.jpg
Theo địa phương, số lượng người dân, du khách tham gia lễ hội Chợ Gò năm nay đông đảo hơn, đạt trên 7.000 lượt

Ông Tân cho biết thêm, lễ hội Chợ Gò trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân ở huyện Tuy Phước đã tồn tại hàng trăm năm, đến nay vẫn diễn ra, sinh hoạt hết sức sống động. Mỗi thời điểm, lễ hội có những thay đổi theo sự phát triển đất nước, tuy nhiên các giá trị văn hóa truyền thống thì vẫn còn được giữ nguyên.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của hội Chợ Gò, huyện Tuy Phước đã không ngừng nâng cấp, đầu tư thêm nhiều hạng mục, kiến trúc mới để nâng tầm lễ hội Chợ Gò, như: bến neo thuyền, gác canh có kiến trúc như lầu vọng cảnh, tường bao bảo vệ khu vực diễn ra lễ hội.

z6272512324983_282a6ab2757dd4d55a521d80a82743c8.jpg
Chợ Gò là lễ hội ăn sâu vào văn hóa, đời sống người dân phía Nam tỉnh Bình Định
z6272512335240_99ea89328810eb076aeb6ecb2a3ca163.jpg
Quả cau, lá trầu, vôi trở thành bản sắc của hội Chợ Gò

Tới đây, UBND huyện Tuy Phước sẽ phối hợp với các sở ngành, nhất là Sở VH-TT tỉnh Bình Định cùng các chuyên gia, nhà văn hóa để củng cố, cập nhật đầy đủ cứ liệu, sử liệu về lịch sử Chợ Gò. Qua đó, địa phương sẽ xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT-DL công nhận hội Chợ Gò là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta nâng quy mô Lễ hội lên tầm cao mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh hội Chợ Gò trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút khách du lịch đến với lễ hội ngày càng nhiều hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”, ông Tân cho biết.

Hội Chợ Gò bắt nguồn từ đầu trận Rạch Gầm - Xoài Mút ?

Đến nay, vẫn chưa có tài liệu chính thống về nguồn gốc lịch sử của lễ hội Chợ Gò. Tuy nhiên, theo các cao niên bô lão địa phương và một số nhà văn hóa thì lễ hội Chợ Gò có nguồn gốc liên quan đến nghĩa quân Tây Sơn với anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ năm xưa. Có tài liệu cho rằng, lễ hội Chợ Gò bắt nguồn từ đợt quy tụ, tập dợt binh lính của nghĩa quân Tây Sơn để phát động trận đánh quét tan 5 vạn quân Xiêm ở đàng Trong.

>>> Một số hình ảnh ghi nhận từ lễ hội Chợ Gò sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025:

z6272512321844_2e6cb8ec476fcb062fad05ef33811e7d.jpg
z6272512329794_f36b619d45dba041200b2ad2bcf6d5f1.jpg
z6272512330914_5ae420af662e6c6f03b568606892fd78.jpg
z6272512335409_9dc6135ca690546f7b0fe48fea726f73.jpg
z6272512336402_463b965d46d29abfee3aef1b00a8abb9.jpg
z6272512324930_75d1c89a99ff7ff75e5f959b729d9c01.jpg
z6272512340960_9a1c488654b82fe14611e895fc043006.jpg
z6272512510463_b0e7289f2e1d0d1e202ebdc70291081f.jpg
z6272512514866_da83734a0571d0f56a83621edb619612.jpg
z6272512515672_18b2644c6be7da0d66a785f3fff98fc2.jpg
z6272512515690_d11c572edea13f3c0fcdb91dcefdf1c6.jpg

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhà thiết kế trẻ và tình yêu với áo dài

Nhà thiết kế trẻ và tình yêu với áo dài

Dưới góc nhìn mới mẻ, đầy sáng tạo, nhiều nhà thiết kế trẻ 9X, gen Z đã mang những câu chuyện mang đậm tính lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam lên áo dài và tự hào giới thiệu với công chúng, quảng bá ra thế giới. Nỗ lực của họ xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với chiếc áo quê hương.

AI - cơ hội lớn cho thị trường sách nói

AI - cơ hội lớn cho thị trường sách nói

Với sự cải tiến và thay đổi liên tục của xã hội, thói quen đọc sách dường như trở thành điều xa xỉ khi thời gian của mỗi người đều được cân đong, đo đếm từng phút. Tuy vậy, nhờ sự phát triển về công nghệ lẫn chất lượng, hình thức sách nói dần được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

TPHCM tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025

Sáng 7-4 (nhằm mùng 10 tháng 3 năm Ất Tỵ), tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Công viên lịch sử - văn hóa - dân tộc (TP Thủ Đức, TPHCM), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM trang trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025.

Phim "Địa đạo" tạo nên cơn sốt phòng vé

Phim "Địa đạo" tạo nên cơn sốt phòng vé

Không nằm ngoài dự đoán, với nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn lẫn khán giả, "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đang hoàn toàn áp đảo phòng vé với thành tích ấn tượng.

Xây dựng nền tảng pháp lý để hỗ trợ văn học phát triển

Xây dựng nền tảng pháp lý để hỗ trợ văn học phát triển

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông đã nhấn mạnh: Văn học là trụ cột của đời sống tinh thần, góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc và phản ánh giá trị xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển bền vững là nhiệm vụ chiến lược, cấp thiết.

“Bảo hiểm” cho di sản

“Bảo hiểm” cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nước mắm Nhân Thọ "chưng cất" tinh thần xứ Quảng

Nước mắm Nhân Thọ "chưng cất" tinh thần xứ Quảng

Nước mắm Nhân Thọ (phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) nổi tiếng không chỉ ngon mà còn ở cách làm. Ủ chượp đến hơn 2 năm mới đưa ra thị trường, nước mắm nơi đây rất ngon và cũng rất hiếm. 

Ứng dụng AI để phát triển thành phố tương lai

Ứng dụng AI để phát triển thành phố tương lai

Ngày 6-4, tại Công viên 23-9 (quận 1, TPHCM), trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TPHCM năm 2025, Saigon Books phối hợp cùng Sở Du lịch TPHCM tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Sống và làm việc cùng AI: Hội nhập để phát triển thành phố tương lai”.

Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng. Ảnh: NGỌC LAM

Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng

Ngày 6-4 (tức mùng 9-3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra nghi lễ dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.

Trên đỉnh đổi thay

Trên đỉnh đổi thay

Triển lãm ảnh Trên đỉnh đổi thay của nhiếp ảnh gia Bạch Nam Hải (Danny Bach) do Không gian nghệ thuật Hoa Ta Gallery tổ chức tại Vin Gallery (số 35/8 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM), diễn ra từ nay đến ngày 28-4.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông, sau ngày đất nước thống nhất.