Cán đích sớm
Sáng 30-6 vừa qua, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (TTQLĐHSSG - thuộc Sở GTVT TPHCM) chính thức thông xe 2 nhánh cầu N1 và N2 thuộc công trình xây dựng kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ và đường Võ Văn Kiệt. Trong đó, nhánh N1 nối kết từ đường Võ Văn Kiệt (phía từ huyện Bình Chánh) đi lên cầu Nguyễn Văn Cừ dài hơn 167m và nhánh N2 nối kết từ cầu Nguyễn Văn Cừ xuống đường Võ Văn Kiệt bên phía quận 1 với chiều dài nhánh hơn 142m. Cả 2 nhánh cầu đều có tuổi thọ thiết kế 100 năm. Việc hoàn thành đưa vào sử dụng 2 nhánh cầu này được đánh giá sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho khu vực giao lộ Võ Văn Kiệt - Trần Hưng Đạo - 1 trong số 37 điểm được nhận diện có nguy cơ ùn tắc giao thông tại thành phố. Và điều đáng khen là công trình này đã hoàn thành trước thời hạn khoảng 5 tháng. Công trình được khởi công vào ngày 29-11-2016, dự kiến thi công trong vòng 360 ngày, tức theo kế hoạch đề ra ban đầu phải đến cuối tháng 11-2017 mới xong.
Bước sang đầu tháng 7, chỉ trong buổi sáng 3-7, có 2 công trình cũng được tổ chức thông xe. Đó là công trình cầu vượt bằng thép hình chữ Y trên đường Trường Sơn dẫn vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và nhánh đầu tiên của công trình cầu vượt thép vòng xoay Nguyễn Thái Sơn, nhánh cầu từ đường Hoàng Minh Giám về đường Nguyễn Thái Sơn. Trong khi cầu vượt chữ Y trên đường Trường Sơn được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt áp lực giao thông đã quá bức bối lâu nay ngay cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất thì nhánh cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn giúp giải quyết áp lực giao thông căng thẳng tại nút giao mà lâu nay thực tế đã trở thành ngã bảy và cũng là một hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất. Giới chức Khu Quản lý Giao thông đô thị (KQLGTĐT) số 1 thuộc Sở GTVT, đơn vị chủ đầu tư dự án cầu vượt chữ Y trên đường Trường Sơn cho biết, công trình tính ra đã hoàn thành sớm hơn dự kiến 2 tháng.
Cũng trong ngày 3-7, TTQLĐHSSG đã chính thức cung cấp tính năng phản ánh sự cố hạ tầng trên ứng dụng “Thông tin giao thông TPHCM” trên phiên bản 3.2.0. Phiên bản mới này sẽ giúp nâng cao tính tương tác với người dân, đồng thời từng bước hoàn thiện ứng dụng di động. Như vậy, hiện nay ngoài tổng đài 1022 tiếp nhận phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật giao thông, người dân còn có thêm kênh phản ánh thông tin thông qua ứng dụng của Thông tin giao thông TPHCM. Giám đốc TTQLĐHSSG Lê Minh Triết cho biết, hệ thống mới này tập trung phát triển các chức năng hỗ trợ người dân trong việc phản ánh đến đơn vị quản lý về các sự cố hạ tầng kỹ thuật giao thông một cách thuận tiện và hiệu quả. Với phiên bản 3.2.0, từ nay người dân có thể dễ dàng đăng tải phản ánh bằng hình ảnh trực tiếp từ thiết bị di động, cũng như có thể thấy được thông tin phản hồi từ đơn vị quản lý. Thật trùng hợp khi việc cập nhật phiên bản mới 3.2.0 đã được hoàn thành sớm hơn dự định gần nửa năm, bởi theo lộ trình hoạch định ban đầu, phải đến cuối năm 2017 mới đưa vào sử dụng phiên bản này.
Hối hả thi công, rút ngắn thời gian
Trong thời gian tới, đặc biệt từ nay đến cuối năm, người dân TPHCM sẽ tiếp tục được sử dụng thêm nhiều hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông mới khi đang có nhiều dự án được hối hả thi công với quyết tâm rút ngắn thời gian xây dựng, hoàn thành trước kỳ hạn. Tiêu biểu trong số này có thể nhắc tới công trình sửa chữa, nâng cấp cầu Nhị Thiên Đường 1. Cầu Nhị Thiên Đường 1 nằm trên đường Tùng Thiện Vương (thuộc địa bàn quận 8) vốn dĩ được xây dựng từ hồi thập niên 20 của thế kỷ trước, chính xác là năm 1925. Tính ra đến nay cầu đã có hơn 90 năm khai thác. Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, cầu Nhị Thiên Đường 1 nói riêng và cả cầu Nhị Thiên Đường 2 nói chung giữ một vai trò điều phối thông thương quan trọng do đặc thù nằm trên trục giao thông có chức năng đối ngoại, có thể kết nối với các vùng và các khu vực đô thị kế cận thông qua tuyến quốc lộ 50 như đường Phạm Thế Hiển, đường Tùng Thiện Vương, Bến Bình Đông, đường Tuy Lý Vương, đường Bùi Minh Trực, đường Nguyễn Văn Của… Từ tháng 1-2017, công trình sửa chữa, nâng cấp cầu Nhị Thiên Đường 1 với tổng vốn đầu tư 163,3 tỷ đồng đã được KQLGTĐT số 4 phát lệnh khởi công. Phó giám đốc KQLGTĐT số 4 Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, mặc dù kế hoạch thi công kéo dài 12 tháng nhưng nhờ một loạt biện pháp đang được triển khai nhằm mục đích rút ngắn thời gian thi công xuống từ 2 - 3 tháng. Nói cách khác, công trình nâng cấp, sửa chữa cầu Nhi Thiên Đường 1 sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay thay vì đến tháng 1-2018.
Cũng có thể nhắc đến công trình xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy, quận 2. Giai đoạn 1 của dự án đã được khởi công từ tháng 6-2016 bằng việc thi công gói thầu cầu Kỳ Hà; trong khi gói thầu chính với 2 hạng mục xây dựng cầu vượt và hầm chui, được khởi công ngày 3-11-2016. Theo hợp đồng, công trình xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy sẽ được hoàn tất vào tháng 2-2018; tuy nhiên, theo Phó giám đốc KQLGTĐT số 2 Đoàn Phú Đức cho biết, đơn vị đang phấn đấu hoàn thành tiến độ trước hơn 3 tháng, tức công trình sẽ hoàn tất vào tháng 11 năm nay.
Trong khi đó, một trong những công trình sắp được khởi công xây mới trong nửa cuối năm 2017 là cầu Vàm Sát 2. Người dân sinh sống hoặc thường xuyên lui tới huyện Cần Giờ chắc hẳn sẽ cảm nhận thoải mái, thuận tiện hơn một khi dự án xây cầu Vàm Sát 2 hoàn tất và đưa vào sử dụng. Bởi việc đầu tư xây dựng cầu Vàm Sát 2 sẽ giúp kết nối xã Lý Nhơn với trung tâm huyện Cần Giờ và trung tâm TPHCM; qua đó, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng trong khu vực, góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác tối đa tiềm năng du lịch, cũng như tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của xã Lý Nhơn mà còn cả huyện đảo Cần Giờ. Các công việc chuẩn bị cuối cùng đang được chủ đầu tư dự án là KQLGTĐT số 4 thúc đẩy và cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực này sẽ được khởi công trong quý 3-2017.
Sáng 30-6 vừa qua, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (TTQLĐHSSG - thuộc Sở GTVT TPHCM) chính thức thông xe 2 nhánh cầu N1 và N2 thuộc công trình xây dựng kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ và đường Võ Văn Kiệt. Trong đó, nhánh N1 nối kết từ đường Võ Văn Kiệt (phía từ huyện Bình Chánh) đi lên cầu Nguyễn Văn Cừ dài hơn 167m và nhánh N2 nối kết từ cầu Nguyễn Văn Cừ xuống đường Võ Văn Kiệt bên phía quận 1 với chiều dài nhánh hơn 142m. Cả 2 nhánh cầu đều có tuổi thọ thiết kế 100 năm. Việc hoàn thành đưa vào sử dụng 2 nhánh cầu này được đánh giá sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho khu vực giao lộ Võ Văn Kiệt - Trần Hưng Đạo - 1 trong số 37 điểm được nhận diện có nguy cơ ùn tắc giao thông tại thành phố. Và điều đáng khen là công trình này đã hoàn thành trước thời hạn khoảng 5 tháng. Công trình được khởi công vào ngày 29-11-2016, dự kiến thi công trong vòng 360 ngày, tức theo kế hoạch đề ra ban đầu phải đến cuối tháng 11-2017 mới xong.
Bước sang đầu tháng 7, chỉ trong buổi sáng 3-7, có 2 công trình cũng được tổ chức thông xe. Đó là công trình cầu vượt bằng thép hình chữ Y trên đường Trường Sơn dẫn vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và nhánh đầu tiên của công trình cầu vượt thép vòng xoay Nguyễn Thái Sơn, nhánh cầu từ đường Hoàng Minh Giám về đường Nguyễn Thái Sơn. Trong khi cầu vượt chữ Y trên đường Trường Sơn được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt áp lực giao thông đã quá bức bối lâu nay ngay cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất thì nhánh cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn giúp giải quyết áp lực giao thông căng thẳng tại nút giao mà lâu nay thực tế đã trở thành ngã bảy và cũng là một hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất. Giới chức Khu Quản lý Giao thông đô thị (KQLGTĐT) số 1 thuộc Sở GTVT, đơn vị chủ đầu tư dự án cầu vượt chữ Y trên đường Trường Sơn cho biết, công trình tính ra đã hoàn thành sớm hơn dự kiến 2 tháng.
Cũng trong ngày 3-7, TTQLĐHSSG đã chính thức cung cấp tính năng phản ánh sự cố hạ tầng trên ứng dụng “Thông tin giao thông TPHCM” trên phiên bản 3.2.0. Phiên bản mới này sẽ giúp nâng cao tính tương tác với người dân, đồng thời từng bước hoàn thiện ứng dụng di động. Như vậy, hiện nay ngoài tổng đài 1022 tiếp nhận phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật giao thông, người dân còn có thêm kênh phản ánh thông tin thông qua ứng dụng của Thông tin giao thông TPHCM. Giám đốc TTQLĐHSSG Lê Minh Triết cho biết, hệ thống mới này tập trung phát triển các chức năng hỗ trợ người dân trong việc phản ánh đến đơn vị quản lý về các sự cố hạ tầng kỹ thuật giao thông một cách thuận tiện và hiệu quả. Với phiên bản 3.2.0, từ nay người dân có thể dễ dàng đăng tải phản ánh bằng hình ảnh trực tiếp từ thiết bị di động, cũng như có thể thấy được thông tin phản hồi từ đơn vị quản lý. Thật trùng hợp khi việc cập nhật phiên bản mới 3.2.0 đã được hoàn thành sớm hơn dự định gần nửa năm, bởi theo lộ trình hoạch định ban đầu, phải đến cuối năm 2017 mới đưa vào sử dụng phiên bản này.
Hối hả thi công, rút ngắn thời gian
Trong thời gian tới, đặc biệt từ nay đến cuối năm, người dân TPHCM sẽ tiếp tục được sử dụng thêm nhiều hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông mới khi đang có nhiều dự án được hối hả thi công với quyết tâm rút ngắn thời gian xây dựng, hoàn thành trước kỳ hạn. Tiêu biểu trong số này có thể nhắc tới công trình sửa chữa, nâng cấp cầu Nhị Thiên Đường 1. Cầu Nhị Thiên Đường 1 nằm trên đường Tùng Thiện Vương (thuộc địa bàn quận 8) vốn dĩ được xây dựng từ hồi thập niên 20 của thế kỷ trước, chính xác là năm 1925. Tính ra đến nay cầu đã có hơn 90 năm khai thác. Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, cầu Nhị Thiên Đường 1 nói riêng và cả cầu Nhị Thiên Đường 2 nói chung giữ một vai trò điều phối thông thương quan trọng do đặc thù nằm trên trục giao thông có chức năng đối ngoại, có thể kết nối với các vùng và các khu vực đô thị kế cận thông qua tuyến quốc lộ 50 như đường Phạm Thế Hiển, đường Tùng Thiện Vương, Bến Bình Đông, đường Tuy Lý Vương, đường Bùi Minh Trực, đường Nguyễn Văn Của… Từ tháng 1-2017, công trình sửa chữa, nâng cấp cầu Nhị Thiên Đường 1 với tổng vốn đầu tư 163,3 tỷ đồng đã được KQLGTĐT số 4 phát lệnh khởi công. Phó giám đốc KQLGTĐT số 4 Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, mặc dù kế hoạch thi công kéo dài 12 tháng nhưng nhờ một loạt biện pháp đang được triển khai nhằm mục đích rút ngắn thời gian thi công xuống từ 2 - 3 tháng. Nói cách khác, công trình nâng cấp, sửa chữa cầu Nhi Thiên Đường 1 sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay thay vì đến tháng 1-2018.
Cũng có thể nhắc đến công trình xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy, quận 2. Giai đoạn 1 của dự án đã được khởi công từ tháng 6-2016 bằng việc thi công gói thầu cầu Kỳ Hà; trong khi gói thầu chính với 2 hạng mục xây dựng cầu vượt và hầm chui, được khởi công ngày 3-11-2016. Theo hợp đồng, công trình xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy sẽ được hoàn tất vào tháng 2-2018; tuy nhiên, theo Phó giám đốc KQLGTĐT số 2 Đoàn Phú Đức cho biết, đơn vị đang phấn đấu hoàn thành tiến độ trước hơn 3 tháng, tức công trình sẽ hoàn tất vào tháng 11 năm nay.
Trong khi đó, một trong những công trình sắp được khởi công xây mới trong nửa cuối năm 2017 là cầu Vàm Sát 2. Người dân sinh sống hoặc thường xuyên lui tới huyện Cần Giờ chắc hẳn sẽ cảm nhận thoải mái, thuận tiện hơn một khi dự án xây cầu Vàm Sát 2 hoàn tất và đưa vào sử dụng. Bởi việc đầu tư xây dựng cầu Vàm Sát 2 sẽ giúp kết nối xã Lý Nhơn với trung tâm huyện Cần Giờ và trung tâm TPHCM; qua đó, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng trong khu vực, góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác tối đa tiềm năng du lịch, cũng như tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của xã Lý Nhơn mà còn cả huyện đảo Cần Giờ. Các công việc chuẩn bị cuối cùng đang được chủ đầu tư dự án là KQLGTĐT số 4 thúc đẩy và cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực này sẽ được khởi công trong quý 3-2017.
Vượt qua khó khăn, hoàn thành sớm công trình
Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, quanh việc nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông liên tiếp được rút ngắn thời gian thi công, hoàn thành trước tiến độ.
- PHÓNG VIÊN: Hầu hết các công trình vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng trước kỳ hạn đều gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình thi công, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
>> Ông BÙI XUÂN CƯỜNG: Chúng tôi có thể nói rằng, các công trình hạ tầng kỹ thuật vừa hoàn thành đưa vào khai thác, cũng như hầu hết các công trình cầu đường đang hoặc sắp triển khai trên địa bàn thành phố nói chung đều đối mặt với những khó khăn nhất định, với nhiều dáng vẻ khác nhau. Đối với dự án xây cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ và đường Võ Văn Kiệt chẳng hạn, trong thời gian thi công 2 nhánh cầu N1 và N2, công trình gặp một số khó khăn do vướng cáp ngầm điện lực. Khó khăn này đã được các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Chợ Lớn để kịp thời khắc phục. Tương tự, công trình cầu vượt thép tại nút giao vòng xoay Nguyễn Thái Sơn cũng vướng nhiều công trình kỹ thuật như điện, điện thoại, cấp nước, cống thoát nước…
Ngoài ra, công tác phân luồng giao thông tại đây rất phức tạp, do hầu hết các con đường xung quanh đều mang tính chất độc đạo với dạng buổi sáng dồn xe lưu thông theo chiều này, còn buổi chiều dồn xe theo chiều khác. Một điểm nóng thi công khác là công trình nút giao thông Mỹ Thủy - quận 2. Khó khăn nội tại của dự án này là đặc điểm vừa thi công vừa phải đảm bảo cho phương tiện lưu thông ra vào cảng Cát Lái, điều vốn dĩ không dễ dàng. Bên cạnh đó, do lưu lượng giao thông quanh nút quá lớn nên nghiễm nhiên cũng tạo khó khăn trong việc đưa vật tư thi công ra vào công trường. Một trong những biện pháp được đưa ra đó là phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các lực lượng chức năng khác như công an, nhân viên cảng Cát Lái, lực lượng Thanh niên xung phong… để điều hòa lượng hàng hóa ra vào cảng trong thời gian thi công dự án. Trong khi đó, công trình xây dựng cầu Nhị Thiên Đường 1 cũng gặp không ít trở ngại do mặt bằng hạn chế, thủy triều lên xuống nhanh…
- Theo ông, đâu là mấu chốt giúp ngành GTVT có thể đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật như vậy?
Bên cạnh yếu tố khách quan như sử dụng các vật liệu công nghệ mới, tôi cho rằng, điều quan trọng để có thể rút ngắn thời gian thực hiện các công trình đó là tổ chức thi công chặt chẽ, khoa học. Đặc biệt, đối với các công trình trọng điểm, có ý nghĩa bức thiết, sẽ được ngành GTVT bố trí tăng ca tăng kíp. Trên thực tế, các công trình vừa được thông xe trước kỳ hạn như cầu vượt thép chữ Y trên đường Trường Sơn, 2 nhánh cầu thuộc công trình xây dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ với đường Võ Văn Kiệt, nhánh cầu vượt thép Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn đều được tổ chức thi công liên tục 3 ca/ngày.
- Xin cảm ơn ông!
Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, quanh việc nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông liên tiếp được rút ngắn thời gian thi công, hoàn thành trước tiến độ.
- PHÓNG VIÊN: Hầu hết các công trình vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng trước kỳ hạn đều gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình thi công, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
>> Ông BÙI XUÂN CƯỜNG: Chúng tôi có thể nói rằng, các công trình hạ tầng kỹ thuật vừa hoàn thành đưa vào khai thác, cũng như hầu hết các công trình cầu đường đang hoặc sắp triển khai trên địa bàn thành phố nói chung đều đối mặt với những khó khăn nhất định, với nhiều dáng vẻ khác nhau. Đối với dự án xây cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ và đường Võ Văn Kiệt chẳng hạn, trong thời gian thi công 2 nhánh cầu N1 và N2, công trình gặp một số khó khăn do vướng cáp ngầm điện lực. Khó khăn này đã được các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Chợ Lớn để kịp thời khắc phục. Tương tự, công trình cầu vượt thép tại nút giao vòng xoay Nguyễn Thái Sơn cũng vướng nhiều công trình kỹ thuật như điện, điện thoại, cấp nước, cống thoát nước…
Ngoài ra, công tác phân luồng giao thông tại đây rất phức tạp, do hầu hết các con đường xung quanh đều mang tính chất độc đạo với dạng buổi sáng dồn xe lưu thông theo chiều này, còn buổi chiều dồn xe theo chiều khác. Một điểm nóng thi công khác là công trình nút giao thông Mỹ Thủy - quận 2. Khó khăn nội tại của dự án này là đặc điểm vừa thi công vừa phải đảm bảo cho phương tiện lưu thông ra vào cảng Cát Lái, điều vốn dĩ không dễ dàng. Bên cạnh đó, do lưu lượng giao thông quanh nút quá lớn nên nghiễm nhiên cũng tạo khó khăn trong việc đưa vật tư thi công ra vào công trường. Một trong những biện pháp được đưa ra đó là phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các lực lượng chức năng khác như công an, nhân viên cảng Cát Lái, lực lượng Thanh niên xung phong… để điều hòa lượng hàng hóa ra vào cảng trong thời gian thi công dự án. Trong khi đó, công trình xây dựng cầu Nhị Thiên Đường 1 cũng gặp không ít trở ngại do mặt bằng hạn chế, thủy triều lên xuống nhanh…
- Theo ông, đâu là mấu chốt giúp ngành GTVT có thể đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật như vậy?
Bên cạnh yếu tố khách quan như sử dụng các vật liệu công nghệ mới, tôi cho rằng, điều quan trọng để có thể rút ngắn thời gian thực hiện các công trình đó là tổ chức thi công chặt chẽ, khoa học. Đặc biệt, đối với các công trình trọng điểm, có ý nghĩa bức thiết, sẽ được ngành GTVT bố trí tăng ca tăng kíp. Trên thực tế, các công trình vừa được thông xe trước kỳ hạn như cầu vượt thép chữ Y trên đường Trường Sơn, 2 nhánh cầu thuộc công trình xây dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ với đường Võ Văn Kiệt, nhánh cầu vượt thép Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn đều được tổ chức thi công liên tục 3 ca/ngày.
- Xin cảm ơn ông!