Hàng hóa quá cảnh: Thông thoáng nhưng phải đảm bảo quyền lợi quốc gia

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng yêu cầu, một mặt đảm bảo tính kết nối thông suốt của ngành hải quan Việt Nam với các nước khác, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính an toàn của hệ thống thông tin, đảm bảo quyền lợi của quốc gia, của tổ chức và cá nhân Việt Nam và đặc biệt là không để tội phạm lợi dụng biến nước ta thành điểm trung chuyển hàng hóa cấm. 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đọc Tờ trình của Chính phủ và cho ý kiến về dự thảo Nghị định, sáng 17-9-2019. Ảnh: QUOCHOI
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đọc Tờ trình của Chính phủ và cho ý kiến về dự thảo Nghị định, sáng 17-9-2019. Ảnh: QUOCHOI

Sáng 17-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, văn bản này nhằm tạo cơ sở pháp lý để triển khai áp dụng hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam; giảm thủ tục giấy tờ trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.

“Thực hiện thủ tục theo quy định của Nghị định thư 7 sẽ thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên một hệ thống duy nhất từ nước xuất phát đến nước quá cảnh và đến nước cuối cùng là điểm đích của hành trình quá cảnh, góp phần giảm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN”, người đứng đầu ngành Tài chính giải thích.

Khi được ban hành, Nghị định này cũng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động quá cảnh hàng hóa, đồng thời đảm bảo cam kết của Việt Nam khi tham gia phê duyệt Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, dự thảo Nghị định đã được chuẩn bị khá kỹ, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ủy ban Tài chính Ngân sách tổ chức 3 cuộc họp, đã tiếp thu 23 ý kiến, giải trình 9 kiến, tiếp thu giải trình 3 ý kiến.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Tài chính Ngân sách để hoàn thiện bước cuối cùng, trình Chính phủ ban hành”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cam kết.

Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh yêu cầu một mặt đảm bảo tính kết nối thông suốt của ngành hải quan Việt Nam với các nước khác, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính an toàn của hệ thống thông tin, đảm bảo quyền lợi của quốc gia, của tổ chức và cá nhân Việt Nam và đặc biệt là không để tội phạm lợi dụng biến nước ta thành điểm trung chuyển hàng hoá cấm.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đồng ý với ý kiến trên và nhận xét, tình hình buôn lậu qua biên giới hiện đang diễn biến khá nghiêm trọng, nhất là đối với các mặt hàng như gỗ và ma túy. Xuất phát từ nhận định này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đề nghị cân nhắc kỹ những tiêu chí cho doanh nghiệp ưu tiên được quy định trong Nghị định.

Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, việc ban hành Nghị định – dù là Nghị định độc lập (gọi nôm na là Nghị định “không đầu”) thuộc thẩm quyền của Chính phủ, vì thế, Chính phủ cần chủ động xây dựng và quyết định thời điểm có hiệu lực căn cứ vào pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia. 

Tuy nhiên, có 2 nội dung quan trọng chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam cần cân nhắc là chế độ bảo lãnh và đặt cọc tiền thuế cho hàng hoá quá cảnh và cơ chế doanh nghiệp ưu tiên.

Trước đó, cơ quan thẩm tra (Ủy ban Tài chính Ngân sách) đã thể hiện quan điểm đồng tình với nội dung dự thảo.

Áp dụng doanh nghiệp ưu tiên trong hoạt động quá cảnh hàng hóa

Theo quy định của Luật Hải quan và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì chế độ doanh nghiệp ưu tiên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, chưa quy định đối với doanh nghiệp thực quá cảnh hàng hóa.

Để phù hợp với Nghị định thư 7 mà Việt Nam đã ký kết, phê duyệt, tại dự thảo Nghị định đã quy định nội dung liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên cụ thể: quy định về điều kiện, quy định việc công nhận, thu hồi, đình chỉ cũng như các nội dung được ưu tiên trong quá trình làm thủ tục hải quan để làm cơ sở triển khai thực hiện (các nội dung ưu tiên tương tự như đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa). Việc bổ sung doanh nghiệp ưu tiên quá cảnh đảm bảo phù hợp với Phần 4 Phụ lục kỹ thuật của Hiệp định.

                                           (Trích Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Văn Được, Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại hội thảo

TPHCM ứng phó nhanh với thách thức thuế quan từ Mỹ

Từ góc độ giải pháp, các chuyên gia đề xuất, TPHCM cần có cách tiếp cận chủ động thay vì chỉ phản ứng thụ động với tình hình. Trước mắt, cần đẩy mạnh đàm phán song phương với Mỹ để giảm thuế, đồng thời kiểm soát nghiêm gian lận xuất xứ – vấn đề có thể làm xói mòn uy tín quốc gia nếu không xử lý triệt để.

Nỗ lực không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm

Nỗ lực không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm

Ngay sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng lên đến 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tại ĐBSCL, để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất đối với ngành tôm, chính quyền và ngành chức năng các địa phương đang nỗ lực ổn định tình hình.

TPHCM sẽ thu hồi hơn 230ha đất làm 10 dự án

TPHCM sẽ thu hồi hơn 230ha đất làm 10 dự án

UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TPHCM về việc thông qua danh mục công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày để đàm phán. Ảnh: VIẾT CHUNG

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế ít nhất 45 ngày để đàm phán

Tối 7-4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành tại trụ sở Chính phủ nhằm cập nhật tình hình và thảo luận giải pháp trước việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là phiên họp thứ ba của Thường trực Chính phủ liên quan đến vấn đề này.

TPHCM: Gần 60% doanh nghiệp mong hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất

TPHCM: Gần 60% doanh nghiệp mong hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất

Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM vừa công bố báo cáo quý 1-2025. Kết quả khảo sát cho thấy: 50% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực từ việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm; 39% thiếu vốn kinh doanh; 38% gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng; và 37% chưa có đơn hàng mới.

Doanh nghiệp cần sẵn sàng kịch bản Mỹ không giảm thuế đối ứng

Doanh nghiệp cần sẵn sàng kịch bản Mỹ không giảm thuế đối ứng

Chiều 7-4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị chức năng và nhiều doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu nông sản chủ lực sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố chính sách thuế đối ứng mới. Theo đó, Mỹ có thể áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ: Lợi thế cho doanh nghiệp chinh phục thị trường

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ: Lợi thế cho doanh nghiệp chinh phục thị trường

Theo Bộ Công thương, nhiều nông sản Việt đã vươn xa nhờ chỉ dẫn địa lý, trong khi không ít thương hiệu lại đánh mất cơ hội vì chậm chân trong đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ (sáng chế, kiểu dáng, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, phần mềm, bí quyết kinh doanh...) cũng chưa được chú trọng đăng ký bảo hộ, khiến doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt, hạn chế thị phần.

Địa ốc