Hai tuyến đường tỉnh 831 (từ ngã ba xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường về huyện Tân Hưng) và đường 831C (nối từ đường tỉnh 831 vào xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng) là giao thông huyết mạch của 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng trong vùng Đồng Tháp Mười. Bởi vùng Đồng Tháp Mười là vựa lúa của tỉnh mà 2 huyện này là quan trọng nhất nên nhu cầu vận chuyển vật tư nông nghiệp, lúa hàng hóa rất lớn. Thế nhưng, tuyến đường dài chừng 30km này lại có tới 11 “cụ” cầu án ngữ. Hầu hết các cầu này quá yếu dù đã nhiều lần được sửa chữa, tải trọng lại thấp (từ 5 - 8 tấn), mặt cầu nhỏ hẹp, không đồng bộ với mặt đường nhựa làm mới, nên khó đảm bảo lưu thông, nhất là vào vụ mùa thu hoạch lúa.
Điển hình như cầu Long Khốt (xã Thái Bình Trung) bắc qua sông Cái Cỏ, tải trọng cho phép lưu thông là 8 tấn. Nhưng mới đây, cơ quan chức năng phải thông báo tạm dừng lưu thông để sửa chữa, do cầu bị nghiêng, xuống cấp vì quá tải. Sau khi sửa chữa xong, để đề phòng sự cố sập cầu, cơ quan chức năng hạ tải từ 8 tấn xuống còn 5 tấn. Ông Đỗ Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình Trung, cho biết: “Cây cầu này có vai trò quan trọng ở vùng biên giới, nên nhân dân, chính quyền mong muốn được đầu tư xây mới bằng cầu bê tông vững chắc”. Còn cầu Chồi Mồi ở xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Hưng) từng một lần “gây án” chết người. Do mặt sàn gỗ xuống cấp nên trơn trợt, đã làm cho một bà mẹ trẻ trợt bánh xe, té xuống mặt cầu, đứa con 4 tuổi ngồi phía trước bị văng xuống kênh và bị chết đuối. Trong khi đó, cầu Cái Môn Nhỏ ở xã Vĩnh Thạnh (huyện Tân Hưng) vừa cũ kỹ, vừa nhỏ tải (8 tấn) lại nằm gần cầu Cái Môn Lớn (xây mới năm 2010, tải trọng 30 tấn), nhìn “chướng mắt” vì bất cập, thiếu đồng bộ giữa cầu với cầu, giữa cầu với đường. “Khó ai ngờ, từ cầu Cái Môn Lớn đồ sộ, thả dốc xuống chưa được 300m là tới cây cầu Cái Môn Nhỏ bé tẹo, nhìn phát run mỗi khi đi qua”, anh Thành, một tài xế xe tải hay qua lại trên tuyến đường này nói.
Hiện nay không chỉ có 11 cầu ở huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng “kêu cứu”, mà Long An hiện còn 45 cầu như thế. Theo người dân, những cây cầu sàn sắt, mặt gỗ hiện đã xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhất là vào vụ mùa thu hoạch nông sản. Nhiều phương tiện vận chuyển nặng thường xuyên qua lại trên mấy cây cầu cũ, nếu không được thay thế bằng cầu bê tông lâu bền, thì nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Như tháng 5-2017, cầu Tấn Đức nằm trên đường tỉnh 833B (xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ) bất ngờ đổ sập khi chiếc xe tải chở lúa chạy qua (cầu tải trọng 8 tấn, xe tải chở lúa tới 24 tấn), dù cầu này mới được sửa chữa, gia cố. Trước đó không lâu, cầu Sông Tra trên tuyến đường tỉnh 830 (xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa) cũng bị đổ sập nhiều lần khi xe tải chạy qua (nay mới được thay bằng cầu bê tông mới). Người dân đã nhiều lần kiến nghị Nhà nước thay cầu cũ bằng cầu bê tông, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Theo Sở GT-VT tỉnh Long An, hầu hết các cầu sàn sắt, mặt gỗ có tải trọng thấp (từ 5-8 tấn, vài cây là 13 tấn), không đồng bộ với mặt đường mới xây dựng, nên ảnh hưởng đến lưu thông, vận chuyển hàng hóa và gây khó cho tài xế. Theo quy định, nhiều xe tải chở hàng khi đến đầu các cầu này, phải dừng lại để trung chuyển hàng hóa qua cầu, do quá tải. Vì vậy, các tài xế thường cho xe quá tải chạy qua các cầu vào buổi trưa, buổi tối, hay đêm khuya để né lực lượng chức năng kiểm tra. Để thay một “cụ” cầu bằng cầu bê tông, thì kinh phí phải tốn từ 20 - 30 tỷ đồng/cây cầu. Riêng 11 cầu trên tuyến đường tỉnh 831 và 831C, tỉnh đã có dự kiến đầu tư xây cầu bê tông để thay thế (kinh phí khoảng 450 tỷ đồng), nhưng chưa có tiền nên phải chờ .
Điển hình như cầu Long Khốt (xã Thái Bình Trung) bắc qua sông Cái Cỏ, tải trọng cho phép lưu thông là 8 tấn. Nhưng mới đây, cơ quan chức năng phải thông báo tạm dừng lưu thông để sửa chữa, do cầu bị nghiêng, xuống cấp vì quá tải. Sau khi sửa chữa xong, để đề phòng sự cố sập cầu, cơ quan chức năng hạ tải từ 8 tấn xuống còn 5 tấn. Ông Đỗ Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình Trung, cho biết: “Cây cầu này có vai trò quan trọng ở vùng biên giới, nên nhân dân, chính quyền mong muốn được đầu tư xây mới bằng cầu bê tông vững chắc”. Còn cầu Chồi Mồi ở xã Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Hưng) từng một lần “gây án” chết người. Do mặt sàn gỗ xuống cấp nên trơn trợt, đã làm cho một bà mẹ trẻ trợt bánh xe, té xuống mặt cầu, đứa con 4 tuổi ngồi phía trước bị văng xuống kênh và bị chết đuối. Trong khi đó, cầu Cái Môn Nhỏ ở xã Vĩnh Thạnh (huyện Tân Hưng) vừa cũ kỹ, vừa nhỏ tải (8 tấn) lại nằm gần cầu Cái Môn Lớn (xây mới năm 2010, tải trọng 30 tấn), nhìn “chướng mắt” vì bất cập, thiếu đồng bộ giữa cầu với cầu, giữa cầu với đường. “Khó ai ngờ, từ cầu Cái Môn Lớn đồ sộ, thả dốc xuống chưa được 300m là tới cây cầu Cái Môn Nhỏ bé tẹo, nhìn phát run mỗi khi đi qua”, anh Thành, một tài xế xe tải hay qua lại trên tuyến đường này nói.
Hiện nay không chỉ có 11 cầu ở huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng “kêu cứu”, mà Long An hiện còn 45 cầu như thế. Theo người dân, những cây cầu sàn sắt, mặt gỗ hiện đã xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhất là vào vụ mùa thu hoạch nông sản. Nhiều phương tiện vận chuyển nặng thường xuyên qua lại trên mấy cây cầu cũ, nếu không được thay thế bằng cầu bê tông lâu bền, thì nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Như tháng 5-2017, cầu Tấn Đức nằm trên đường tỉnh 833B (xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ) bất ngờ đổ sập khi chiếc xe tải chở lúa chạy qua (cầu tải trọng 8 tấn, xe tải chở lúa tới 24 tấn), dù cầu này mới được sửa chữa, gia cố. Trước đó không lâu, cầu Sông Tra trên tuyến đường tỉnh 830 (xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa) cũng bị đổ sập nhiều lần khi xe tải chạy qua (nay mới được thay bằng cầu bê tông mới). Người dân đã nhiều lần kiến nghị Nhà nước thay cầu cũ bằng cầu bê tông, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Theo Sở GT-VT tỉnh Long An, hầu hết các cầu sàn sắt, mặt gỗ có tải trọng thấp (từ 5-8 tấn, vài cây là 13 tấn), không đồng bộ với mặt đường mới xây dựng, nên ảnh hưởng đến lưu thông, vận chuyển hàng hóa và gây khó cho tài xế. Theo quy định, nhiều xe tải chở hàng khi đến đầu các cầu này, phải dừng lại để trung chuyển hàng hóa qua cầu, do quá tải. Vì vậy, các tài xế thường cho xe quá tải chạy qua các cầu vào buổi trưa, buổi tối, hay đêm khuya để né lực lượng chức năng kiểm tra. Để thay một “cụ” cầu bằng cầu bê tông, thì kinh phí phải tốn từ 20 - 30 tỷ đồng/cây cầu. Riêng 11 cầu trên tuyến đường tỉnh 831 và 831C, tỉnh đã có dự kiến đầu tư xây cầu bê tông để thay thế (kinh phí khoảng 450 tỷ đồng), nhưng chưa có tiền nên phải chờ .
Hiện tại những cây cầu có xe quá tải thường xuyên lưu thông có nguy cơ sập cầu, gồm cầu Rạch Giữa, Bà Miều, Lớn, Ông Xe, Bà Mía, Cái Sơn Hạ (trên đường tỉnh 837); cầu Bình Cách (đường tỉnh 827B); cầu Long Khốt, Thái Bình Trung (đường tỉnh 831C); cầu KT2, Thủy Lợi, Cái Môn Nhỏ (đường tỉnh 831); cầu treo Mỹ An Phú; cầu Cai Tài (đường tỉnh 833C); cầu Tấn Đức (đường tỉnh 833B).