Tổng tỷ suất sinh, dự đoán số trẻ bình quân mà một phụ nữ sẽ sinh trong cả đời của người đó, cũng giảm xuống còn 1,05 trẻ, lần đầu giảm xuống dưới ngưỡng 1,1 trẻ sau 12 năm. Trong khi các nước châu Âu mất khoảng 100 năm để giảm tỷ suất sinh từ 4 xuống 1,6 thì Hàn Quốc chỉ mất 15 năm. Tỷ suất sinh của Hàn Quốc trong những năm 1960 từng là 6, nhưng con số này đã giảm xuống 1,05 trong năm 2017. Điều này cho thấy một sự sụt giảm nhanh chóng cả về số lượng và tốc độ.
Ông Kim Jin Soo, giáo sư khoa Phúc lợi xã hội của Trường Đại học Yonsei cho biết có nhiều yếu tố quyết định đến tỷ suất sinh. Trước khi có con, các cặp vợ chồng cần phải xem xét nhiều yếu tố như mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ và giáo dục. Nhiều cặp vợ chồng phải lựa chọn là chỉ có 1 con hay thậm chí từ bỏ ý định sinh con. Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng thậm chí còn gặp khó khăn đến mức không đề cập đến việc sinh nở. Nếu xu hướng này tiếp diễn, việc vấp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng là không thể tránh khỏi.
Các nhà kinh tế học và các nhà xã hội học lo ngại rằng việc dân số trong độ tuổi lao động giảm sút sẽ khiến cho kinh tế Hàn Quốc mất đi động lực tăng trưởng, và có khả năng rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp. Một trong những câu hỏi lớn trong xã hội già hóa nhanh chóng là ai sẽ trả chi phí chăm sóc y tế cho người cao tuổi. Lương hưu là một vấn đề đáng lo ngại. Hàn Quốc có nguy cơ không thể duy trì hệ thống lương hưu nếu những người trong độ tuổi lao động không thể gánh vác được gánh nặng tài chính. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ không còn ý nghĩa. Chính phủ sẽ phải thu thêm thuế để giải quyết các vấn đề xã hội khác, như chăm sóc nhóm người cao tuổi nghèo khó. Tuy nhiên, việc tăng ngân sách thông qua thu thêm thuế không phải giải pháp đơn giản.
Để ngăn chặn điều này, Chính phủ Hàn Quốc đã chi tới 100.000 tỷ won (89 tỷ USD) vào các chính sách liên quan nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc cũng từng khuyến khích các bạn trẻ kết hôn với niềm tin những người kết hôn sớm có thể sẽ sinh nhiều con. Nhưng ngược lại, nhiều người chỉ kết hôn khi có đủ khả năng để nuôi con. Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra một số bất cập khác trong chính sách dân số của Hàn Quốc như tập trung chủ yếu vào việc cung cấp phúc lợi cho con thứ 3 hoặc thứ 2 trong gia đình, mặc dù nên hỗ trợ ngay từ đứa trẻ đầu tiên. Hay đến nay, Hàn Quốc mới chỉ đơn thuần thúc đẩy thanh niên kết hôn và cung cấp các lợi ích về thuế, một chính sách chưa hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc nên đưa ra các đối sách dài hạn và toàn diện để giải quyết các vấn đề xã hội đang cản trở việc mang thai, sinh nở và chăm sóc con cái nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng tỷ suất sinh một cách hiệu quả.
Ông Kim Jin Soo, giáo sư khoa Phúc lợi xã hội của Trường Đại học Yonsei cho biết có nhiều yếu tố quyết định đến tỷ suất sinh. Trước khi có con, các cặp vợ chồng cần phải xem xét nhiều yếu tố như mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ và giáo dục. Nhiều cặp vợ chồng phải lựa chọn là chỉ có 1 con hay thậm chí từ bỏ ý định sinh con. Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng thậm chí còn gặp khó khăn đến mức không đề cập đến việc sinh nở. Nếu xu hướng này tiếp diễn, việc vấp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng là không thể tránh khỏi.
Các nhà kinh tế học và các nhà xã hội học lo ngại rằng việc dân số trong độ tuổi lao động giảm sút sẽ khiến cho kinh tế Hàn Quốc mất đi động lực tăng trưởng, và có khả năng rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp. Một trong những câu hỏi lớn trong xã hội già hóa nhanh chóng là ai sẽ trả chi phí chăm sóc y tế cho người cao tuổi. Lương hưu là một vấn đề đáng lo ngại. Hàn Quốc có nguy cơ không thể duy trì hệ thống lương hưu nếu những người trong độ tuổi lao động không thể gánh vác được gánh nặng tài chính. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ không còn ý nghĩa. Chính phủ sẽ phải thu thêm thuế để giải quyết các vấn đề xã hội khác, như chăm sóc nhóm người cao tuổi nghèo khó. Tuy nhiên, việc tăng ngân sách thông qua thu thêm thuế không phải giải pháp đơn giản.
Để ngăn chặn điều này, Chính phủ Hàn Quốc đã chi tới 100.000 tỷ won (89 tỷ USD) vào các chính sách liên quan nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc cũng từng khuyến khích các bạn trẻ kết hôn với niềm tin những người kết hôn sớm có thể sẽ sinh nhiều con. Nhưng ngược lại, nhiều người chỉ kết hôn khi có đủ khả năng để nuôi con. Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra một số bất cập khác trong chính sách dân số của Hàn Quốc như tập trung chủ yếu vào việc cung cấp phúc lợi cho con thứ 3 hoặc thứ 2 trong gia đình, mặc dù nên hỗ trợ ngay từ đứa trẻ đầu tiên. Hay đến nay, Hàn Quốc mới chỉ đơn thuần thúc đẩy thanh niên kết hôn và cung cấp các lợi ích về thuế, một chính sách chưa hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc nên đưa ra các đối sách dài hạn và toàn diện để giải quyết các vấn đề xã hội đang cản trở việc mang thai, sinh nở và chăm sóc con cái nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng tỷ suất sinh một cách hiệu quả.