Hải Vân Quan thu hút khách tham quan trong ngày đầu mở cửa

Ngày 1-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở VH-TT TP Đà Nẵng tổ chức mở cửa Di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm trùng tu, phục dựng. Ngày đầu mở cửa miễn phí, Di tích Hải Vân Quan đã đón hàng trăm lượt khách đến tham quan và check-in.

Clip: VĂN THẮNG

DAT_9956.jpg
Di tích Hải Vân Quan mở cửa miễn phí đến khi 2 địa phương Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Trong thời gian này, các đơn vị liên quan tiếp tục thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
DAT_9953.JPG
Ngay khi mở cửa, Hải Vân Quan đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan và check-in
IMG_9613.jpg
Bà Lê Ngọc Mai (TP Đà Nẵng) chia sẻ: "Thời gian tới, Hải Vân Quan hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân mới của du khách khi đi ngang đèo Hải Vân. Đến đây, mọi người không chỉ mang về những bức hình đẹp mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của di tích này".
DAT_9956.jpg
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, quá trình trùng tu đến nay cơ bản đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc, như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên Huế)...
IMG_9650.jpg
Đơn vị dựa trên các hồ sơ khảo sát, tư liệu khảo cổ để xây dựng phương án trùng tu phù hợp đối với các hạng mục công trình còn nguyên trạng, nhằm giữ giá trị kiến trúc lịch sử quân sự của Di tích Hải Vân Quan. Các hạng mục chưa có tư liệu hoặc nghiên cứu trên địa hình thì sẽ có phương án trùng tu về sau.
IMG_9652.JPG
Nhiều du khách nước ngoài tham quan và tìm hiểu thông tin về Di tích Hải Vân Quan
IMG_9656.JPG
Ngắm trọn vẻ đẹp của TP Đà Nẵng từ Hải Vân Quan
DAT_9964.jpg
Hải Vân Quan tọa lạc trên núi Hải Vân thuộc địa giới hành chính của thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)
IMG_9669.jpg
Năm 2017, Di tích Hải Vân Quan được Bộ VH-TT-DL xếp hạng Di tích Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Cuối năm 2021, di tích được trùng tu với tổng mức kinh phí hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của 2 địa phương Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng.
z5689258394439_596918098e2854b723e0d3a6d935bea9.jpg
Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa lịch sử, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục