Hai ứng viên Tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở một số bang dao động

Theo kết quả các cuộc khảo sát do Trung tâm dư luận công chúng Lowell của Đại học Massachusetts và YouGov thực hiện, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump về sự ủng hộ của cử tri tại các bang dao động là Michigan và Pennsylvania, trong khi ông Trump dẫn trước ở bang North Carolina.

Sơ đồ thể hiện lợi thế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris. Ảnh: CNBC
Sơ đồ thể hiện lợi thế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris. Ảnh: CNBC

Các cuộc thăm dò thực hiện từ giữa tháng 10 cho thấy, 49% số người được hỏi ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris tại bang Michigan so với 45% ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump.

Tại tiểu bang then chốt Pennsylvania, bà Harris đang dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao, lần lượt là 48% và 47%.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump đang dẫn trước đối thủ của mình 2 điểm phần trăm ở North Carolina khi nhận được 47% số phiếu bầu, trong khi số phiếu dành cho bà Harris là 45%.

Bang New Hampshire, bà Harris nhận được 50%, trong khi ông Trump 43%.

Theo tờ Politico, hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến ​​đều cho thấy một sự cân bằng. Đó là lý do tại sao có rất nhiều sự chú ý vào 7 bang chiến trường, những bang trong lịch sử không liên kết với bất kỳ đảng nào trong hai đảng.

Theo CNBC, cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris rất căng thẳng, với 7 tiểu bang dao động quan trọng nắm giữ 93 phiếu đại cử tri. Cả hai ứng cử viên đều thiếu sự dẫn đầu mang tính quyết định và các thăm dò trước đây cho thấy kết quả không thể đoán trước ở các bang chiến trường này.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe ô tô tại khu công nghiệp kỹ thuật cao ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày 29-6-2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Nỗi lo hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc

Theo Sách trắng vừa được Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) công bố, mối quan ngại về căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại thị trường tỷ dân này, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp mối lo ngại này đứng đầu danh sách.

Quốc kỳ của Trung Quốc và Mỹ bên ngoài một khách sạn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung Quốc phản ứng trước chính sách thuế quan của Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh quay lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc cho thấy chiến lược này đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ.

Cảng hàng hóa Los Angeles ở bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Mỹ xây dựng khuôn mẫu đàm phán mới liên quan chính sách thuế quan

Tờ Wall Street Journal ngày 25-4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới, theo đó sẽ thiết lập các điều khoản chung cho nhiều cuộc đàm phán liên quan đến chính sách thuế quan đối ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Vladimir Putin và Đặc phái viên Tổng thống Mỹ Steve Witkoff gặp tại thành phố St. Petersburg. Ảnh: RUSSIAN PRESIDENTAL OFFICE

Nga, Mỹ thảo luận khả năng đàm phán trực tiếp với Ukraine

Theo Tân Hoa xã, vào ngày 25-4 (giờ địa phương), Tổng thống Vladimir Putin và Đặc phái viên Tổng thống Mỹ Steve Witkoff có cuộc gặp tại Điện Kremlin. Hai bên thảo luận về khả năng nối lại đàm phán trực tiếp giữa đại diện của Nga và Ukraine.

Bảo vệ nạn nhân của lừa đảo

Bảo vệ nạn nhân của lừa đảo

Lừa đảo qua điện thoại không phải là mánh khóe mới mà đã xuất hiện nhiều năm ở Nhật Bản, bất chấp hàng loạt chiến dịch cảnh báo người dân về những rủi ro. Để bảo vệ người dân, nhất là người cao tuổi, chính quyền tỉnh Osaka, Nhật Bản, có kế hoạch triển khai biện pháp chưa từng có tiền lệ, nhằm ngăn chặn các vụ lừa đảo đặc biệt.

Robot siêu nhỏ có thể biến hình. Ảnh: Qing Hua

Robot siêu nhỏ biến hình

Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa phát triển thành công robot không dây nhỏ nhất và nhẹ nhất thế giới, có khả năng biến đổi hình dạng linh hoạt.