Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ứng phó với mưa lũ

Trong ngày 18-9, các địa phươn tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiệt hại nhà cửa do lốc xoáy gây ra, cũng như triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ sắp tới.

Các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thiên Cầm giúp người dân sửa lại nhà cửa do lốc xoáy gây ra
Các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thiên Cầm giúp người dân sửa lại nhà cửa do lốc xoáy gây ra

Chiều 18-9, Trung tá Nguyễn Văn Khởi, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thiên Cầm (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh), cho biết trong ngày, đơn vị đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến giúp đỡ người dân ở xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên khắc phục hậu quả thiệt hại nhà cửa do lốc xoáy gây ra.

z5843330762610_a9d1256642a8e38586a01095ec99c85f.jpg
Quét dọn vệ sinh môi trường giúp dân sau lốc xoáy

Ngay sau khi có mặt tại các hộ dân, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thiên Cầm đã xắn tay, trực tiếp tham gia vận chuyển các vật liệu, sửa chữa lợp lại mái nhà, mái che, các công trình phụ trợ bị hư hỏng... Đồng thời, tham gia xử lý, dọn dẹp vệ sinh môi trường để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

z5843331826933_8f23efb9515f751f3e6af26ac041b3ae.jpg
Vận chuyển vật liệu để lợp lại mái nhà cho người dân sau lốc xoáy

Chiều cùng ngày, ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên), cho biết trước đó, khoảng 1 giờ cùng ngày, trận lốc xoáy mạnh quét qua địa bàn các thôn Rạng Đông, Hoàng Vân và Trung Đông, khiến 36 hộ dân bị tốc mái nhà, mái che và các công trình phụ trợ, trong đó có 17 hộ dân bị thiệt hại nặng. Ngoài ra, lốc xoáy còn làm gãy đổ khoảng 10 trụ đèn điện dọc các tuyến đường trục thôn và khoảng 50 cây gỗ các loại. Ước tính tổng thiệt hại tài sản ban đầu là hơn 900 triệu đồng. Rất may, lốc xoáy không gây thiệt hại về người.

z5843330743548_cb099d468125f6f381b22c906c1b98a7.jpg
Vận chuyển vật liệu để lợp lại mái nhà cho người dân sau lốc xoáy

Hiện chính quyền địa phương và các đoàn thể, lực lượng chức năng đang tập trung giúp người dân khắc phục hậu quả thiệt hại.

>> Một số hình ảnh giúp người dân khắc phục thiệt hại lốc xoáy

z5843330756504_dc836f0be6886556b75f45ee5fd20b8f.jpg
z5843405007648_89d092dd9747565b163d6da5e5a26980.jpg
z5843404989330_ede4858351f8049094c356524b23dd6b.jpg
z5843331464359_9ede82ad4df815c431899b744a1b1267.jpg
z5843330743806_43051cf0dab4446ff3c63b96b104c132.jpg
z5843330745701_e904a45ebf5d03a39bff6f951439ee5d.jpg
z5843330762414_85a67cb4811727e75ab089b9dbf80c69.jpg
z5843405329643_57c13a042feb16c0569ef4585d6462a7.jpg
z5843405343312_82e096aeecdf698b38343a894e61ca7c.jpg
z5843405332559_89f5c0439be994fcb0f009d62319b6bc.jpg
z5843405322013_339aa98ee901a8d02dfdd98b43a18c94.jpg

* Chiều 18-9, do ảnh hưởng mưa lớn khiến các tràn Tà Rụt - A Ngo, tràn 15Đ tại Quảng Trị bị ngập từ 0,3-0,5m nên các lực lượng chức năng đã triển khai phương án rào chắn, cắm chốt trực đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Nhiều tuyến đường tại khu vực miền núi ở Quảng Trị bị ngập sâu do mưa lớn

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Trị đã sẵn sàng kịch bản sơ tán, di dời dân vùng xảy ra sạt lở đất. Theo đó, tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là 1.295 hộ/5.924 nhân khẩu tại 27 xã thuộc 4 huyện (Hướng Hóa: 594 hộ/2.617 nhân khẩu; Đakrông: 675 hộ/3.217 nhân khẩu; Gio Linh: 1 hộ/3 nhân khẩu; Vĩnh Linh: 25 hộ/87 nhân khẩu).

Ngoài ra, số lượng người dự kiến cần sơ tán tránh bão của 4 huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ là 9.509 hộ với 29.957 nhân khẩu (huyện Vĩnh Linh 1.229 hộ/3.299 nhân khẩu; huyện Gio Linh 1.406 hộ/4.447 nhân khẩu; huyện Triệu Phong 4.814 hộ/15.484 nhân khẩu; huyện Hải Lăng 2.150 hộ/6.228 nhân khẩu; huyện Cồn Cỏ 18 hộ/499 nhân khẩu).

z5843195098635_96766d74c7dc08eb0dda32bbab040551.jpg
z5843185907544_d49b7e89dd662d6fcf8cb82c7da8f297.jpg
z5843195617352_2b8652e69bae056db239ee292e1f1da0.jpg
Lực lượng chức năng huyện Đakrông dựng rào chắn không cho người và phương tiện đi qua những cung đường ngập sâu

UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, rà soát công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở cấp cơ sở, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo nhân dân dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày để chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến bão, mưa lũ kéo dài.

* Cùng ngày, tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, lực lượng dân quân thường trực xã phối hợp với 20 cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp Ban CHQS huyện Quảng Điền triển khai gia cố, xử lý sạt lở kè sông Hàng Tổng đoạn trước cống Mai Dương.

Tại đây, các lực lượng đã tổ chức sử dụng rọ lưới gia cố kè bằng đá hộc cùng với phủ bạt với tổng chiều dài gần 50m nhằm ngăn chặn tình trạng xói lở có thể xảy ra khi nước lũ về.

z5842762464808_627b36927eae9fa8179501e96ac1b85b.jpg
z5842762608588_7577f1fcd2f70d323b33873a5fdf6d1a.jpg
z5842762766064_0afd32b6dbdc9e2134f44863f72675be.jpg
Gia cố kè sông Hàng Tổng bị sạt lở, đoạn trước cống Mai Dương

Ban CHQS huyện Quảng Điền còn cử các tổ cán bộ, chiến sĩ cơ động về địa phương phối hợp với lực lượng tại chỗ tổ chức kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn xã Quảng Vinh, Quảng Phú… để có phương án hỗ trợ. Đồng thời, về các xã ven biển Quảng Công, Quảng ngạn phối hợp với người dân hướng dẫn tổ chức neo đậu tàu thuyền và giúp dân khi thời tiết xấu xảy ra.

Tin cùng chuyên mục